Ung thư vòm họng ở người trẻ: liệu pháp điều trị nào phù hợp nhất?
Contents
Ung thư vòm họng ở người trẻ
Ung thư biểu mô vòm họng phát sinh trong niêm mạc khoang mũi và hầu họng, và nó chiếm khoảng một phần ba của tất cả các bệnh ung thư đường hô hấp trên ở người trẻ. Ung thư biểu mô vòm họng rất hiếm gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh tăng lên 0,8 trường hợp trên 1 triệu người mỗi năm ở trẻ từ 10 đến 14 tuổi và 1,3 trường hợp trên một triệu ở người dưới 30 tuổi. Tuy hiếm gặp nhưng căn bệnh rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân, nhất là bệnh nhân trẻ tuổi. Chính vì vậy, cần điều trị kịp thời và hợp lý nhằm nâng cao chất lượng sống và cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng
Liệu pháp và phác đồ điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào:
- Vị trí của khối u
- Giai đoạn của khối u
- Sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng bao gồm:
-
Xạ trị:
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao chiếu trực tiếp lên khối u để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn chúng phát triển. Xạ trị là phương pháp được nghĩ đến đầu tiên khi điều trị bệnh nhân ung thư vòm họng do khu vực này rất nhạy cảm với tia xạ. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao, đáp ứng điều trị tốt, tuy nhiên còn gặp môt số tác dụng phụ và biến chứng như: khô miệng, viêm họng, mù, tổn thương thân não, hủy hoại các mô khỏe mạnh lân cận,…
Hình minh họa: Xạ trị ung thư vòm họng (Nguồn: Internet)
-
Hóa trị:
Phương pháp hóa trị sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được kết hợp với chiếu tia xạ hoặc liệu pháp miễn dịch nhằm hỗ trợ điểu trị. Hóa trị có dạng thuốc uống và dạng thuốc truyền tĩnh mạch. Chúng xâm nhập vào máu và đi khắp cơ thể, từ đó tiêu diệt các tế bào ung thư đã lan rộng ra ngoài khu vực cổ. Các tác dụng phụ thường gặp là:
+ Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn
+ Thiếu máu, dễ chảy máu
+ Hệ miễn dịch suy giảm khiến dễ bị các bệnh nhiễm trùng
+ Rụng tóc (khi dừng hóa trị sẽ mọc lại)
+ Viêm lợi, niêm mạc miệng
+ Tê bì các đầu ngón tay, ngón chân
-
Phẫu thuật:
Phẫu thuật ung thư vòm họng thường nhằm mục đích giúp loại bỏ những khối u, hạch bạch huyết vùng cổ khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, phẫu thuật thường ít được thực hiện trong trường hợp ung thư vòm họng do vị trí của khối u thường khó để thực hiện phẫu thuật, dễ xảy ra tai biến y khoa. Ta có thể gặp các tai biến ngoại khoa sau:
+ Chảy máu
+ Mù mắt
+ Nhiễm trùng vết mổ
+ Đau kéo dài
+ Thay đổi giọng nói
-
Liệu pháp miễn dịch:
Liệu pháp miễn dịch vừa có tác dụng phòng ngừa vừa có tác dụng điều trị ung thư vòm họng. Hầu hết bệnh nhân ung thư đều có sự suy giảm miễn dịch, việc sử dụng thuốc hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch nhằm nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân chiến đấu lại các tế bào ung thư, kìm hãm sự phát triển của khối u và ngăn ngừa di căn. Đây là một trong những phương pháp mới, thân thiện và hiệu quả. Liệu pháp miễn dịch đang ngày càng được sử dụng rộng rãi do có nhiều ưu điểm vượt trội :
+ An toàn, ít gây hại cho cơ thể. Các tác nhân và thuốc chỉ nhằm vào việc tăng hoạt động của hệ miễn dịch mà không tiêu diệt nhầm các tế bào lành, mô khỏe mạnh.
+ Chống lại ung thư và phòng được nhiều căn bệnh nhiễm trùng khác.
+ Tiêu diệt tế bào ung thư một cách tự nhiên
+ Phối hợp với các phương pháp điều trị khác (xạ trị, hóa trị liệu) để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục nhờ có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
+ Giảm nguy cơ tái phát ung thư sau khi điều trị: các tế bào miễn dịch trong cơ thể bạn đã được đào tạo và biết cách tiêu diệt tế bào ung thư khi chúng quay trở lại. Đó là cơ chế đáp ứng miễn dịch giúp ngăn ngừa tái phát ung thư.
Liệu pháp miễn dịch cũng có một số tác dụng phụ như: buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa nhưng các triệu chứng này thường không kéo dài lâu.
Hầu hết cơ thể con người ở độ tuổi trước 40 đều đạt trạng thái miễn dịch tốt do cơ thể được vận động, tập luyện thường xuyên, chế độ ăn uống phong phú, đầy đủ dinh dưỡng, nhờ vậy hệ miễn vô cùng khoẻ mạnh và hoạt động hiệu quả. Tuy vậy ở một số người trẻ, ung thư vòm họng vẫn xuất hiện, làm ảnh hưởng đến tinh thần và giảm sút chất lượng cuộc sống. Đối với người trẻ, bị chẩn đoán ung thư không có nghĩa là các cánh cửa đều khép lại, nhất là khi các nghiên cứu về phương pháp điều trị ung thư luôn là ưu tiên hàng đầu của ngành y khoa thế giới và đem lại những hy vọng lớn lao cho bệnh nhân ung thư. Hiện nay, điều trị ung thư là sự kết hợp của đa phương pháp: một bệnh nhân có thể được chỉ định nhiều phương pháp như phẫu thuật, hoá trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch. Đối với người bệnh ung thư cơ hội kéo dài sự sống ngày càng có hy vọng được cải thiện; đặc biệt là đối với những người trẻ khi mắc bệnh, tiên lượng sống có thể cao hơn những người cao tuổi do sẵn có thể trạng tốt cộng với tâm lý luôn lạc quan tích cực trong quá trình điều trị bệnh. Như vậy, với nền tảng sức khoẻ tốt sẵn có, cùng với sự phát triển tiên tiến của y học hiện nay, ung thư vòm họng hoàn toàn có thể chữa trị thậm chí không để lại di chứng nặng nề. Người mắc bệnh đáp ứng điều trị tốt có thể trở lại cuộc sống bình thường, thậm chí chất lượng sống còn có thể được nâng cao bởi chế độ ăn uống và tập luyện được chọn lọc hơn.