Tầng 3, nhà L2-9, ngõ 70 Lưu Hữu Phước Mỹ Đình, Hà Nội
Thứ 2 - Thứ 6 : 8.00 - 18.00

Blog

Thế nào là miễn dịch chủ động và miễn dịch bị động

Hệ miễn dịch có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người. Hệ miễn dịch giúp bảo vệ con người khỏi các tác nhân gây bệnh từ virus hoặc ký sinh trùng. Trong hệ miễn dịch được chia làm nhiều loại khác nhau, đó là miễn dịch chủ động và miễn dịch bị động. Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu rõ hơn về cơ chế cũng như sự hình thành của hai loại này.

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch được xem là “rào chắn” bảo vệ cơ thể con người trước các căn bệnh cảm cúm do virus, vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch còn giúp ngăn ngừa bệnh cũ tái phát và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Các tế bào miễn dịch có mặt ở khắp mọi cơ quan trong cơ thể, giúp hình thành những kháng thể kháng lại tế bào ung thư hoặc mầm bệnh khi chúng vừa mới xuất hiện. Những người có hệ miễn dịch tốt thường ít mắc các căn bệnh vặt mà ngược lại cơ thể còn rất khỏe mạnh.

Miễn dịch chủ động và miễn dịch bị động

Hệ miễn dịch được chia làm hai loại là miễn dịch chủ động và miễn dịch bị động. Hai loại này được xuất hiện trong cơ thể con người qua tác động từ thuốc hoặc vắc xin. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng mang lại có thể duy trì được một thời gian rất dài, thậm chí là suốt đời. Vì thế, khi cơ thể đã có được hệ miễn dịch chủ động và hệ miễn dịch bị động sẽ tránh được nguy cơ mắc phải nhiều bệnh khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hai loại miễn dịch này:

Miễn dịch chủ động và miễn dịch bị động

Miễn dịch chủ động và miễn dịch bị động

Miễn dịch chủ động

Miễn dịch chủ động được hình thành khi cơ thể tự sản sinh được kháng thể chống lại với virus gây bệnh hoặc khi được tiêm chủng vắc xin. Tuy nhiên, cách thức tiêm chủng vắc xin để tạo ra hệ miễn dịch chủ động cho cơ thể được chú trọng hơn cả.

Bởi vì đây là cách thức đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Các kháng thể được truyền vào từ vắc xin giúp ngăn ngừa một số tác nhân gây hại cho cơ thể hoặc các mầm bệnh lạ cực kỳ hiệu quả và có tác dụng lâu dài.

Trẻ em từ khi mới chào đời đã được tiêm chủng vắc xin nhằm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh và chống chọi được với các căn bệnh tiềm ẩn. Khi được tiêm phòng vắc xin đầy đủ với liều lượng phù hợp với thể trạng cơ thể, thì hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ hoạt động tốt trong tương lai. Khi vừa nhận ra được virus gây bệnh hoặc các tác nhân bất lợi, hệ miễn dịch sẽ ngay lập tức nhận dạng và tiêu diệt chúng.

Miễn dịch bị động

Bên cạnh hệ miễn dịch chủ động còn có hệ miễn dịch bị động. Hệ miễn dịch bị động cũng được hình thành thông qua việc truyền kháng thể từ bên ngoài. Hệ miễn dịch sẽ không thể tự tạo ra miễn dịch bị động. Khi bạn mắc bệnh, các bác sĩ sẽ cung cấp các liều thuốc có chứa kháng thể tiêu diệt virus gây bệnh. Lúc đó, không chỉ cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi mà còn tạo được kháng thể giúp ngăn ngừa bệnh cũ tái phát.

Tuy nhiên, không chỉ sử dụng thuốc chứa kháng thể mới có thể hình thành miễn dịch thụ động. Trên thực tế, trẻ em vừa sinh ra cũng được thừa hưởng một số khả năng đặc biệt từ miễn dịch thụ động thông qua nhau thai.

Miễn dịch thụ động của trẻ được hình thành và bảo vệ trẻ em trong suốt quá trình trưởng thành. Hệ miễn dịch thụ động được xem là có khả năng ngăn ngừa bệnh tức thời và mang đến hiệu quả cao.

Miễn dịch bị động

Miễn dịch bị động

Cách tăng cường hệ miễn dịch

Để tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch bị động và miễn dịch chủ động có rất nhiều cách. Tuy nhiên, trái với hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể được hình thành từ chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày thì hai loại miễn dịch này có vài điểm khác biệt. Cụ thể, đây đều được xem là các loại miễn dịch cần đến sự cung cấp từ bên ngoài như vắc xin, thuốc hoặc thậm chí là chế phẩm máu chứa kháng thể. Theo dõi bài viết để tìm hiểu rõ hơn nhé.

Đối với miễn dịch chủ động

Hệ miễn dịch chủ động sẽ chỉ được hình thành khi được tiêm chủng vắc xin định kỳ với hàm lượng phù hợp với thể trạng. Việc sử dụng vắc xin sẽ giúp hình thành kháng thể, giúp chủ động đối phó với virus hoặc tác nhân gây bệnh khi chúng vừa xuất hiện trong cơ thể.

Miễn dịch chủ động từ vắc xin sẽ có hiệu quả bền vững theo thời gian, thậm chí có thể duy trì suốt đời. Vì thế, để có được khả năng chống chọi với các căn bệnh nguy hiểm, cần tiêm chủng vắc xin.

Tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin

Đối với miễn dịch bị động

Mặc dù hệ miễn dịch bị động đã được hình thành khi trẻ vừa chào đời thông qua nhau thai. Thế nhưng, chúng chỉ có tác dụng tức thời và không thể duy trì bền vững trong một thời gian dài. Do đó, cần áp dụng một số biện pháp nhân tạo giúp hình thành hệ miễn dịch bị động cho cơ thể. Các biện pháp như sử dụng thuốc hoặc truyền chế phẩm máu cho cơ thể sẽ cung cấp hệ miễn dịch bị động, giúp điều trị bệnh tức thời và ngăn ngừa bệnh cũ tái phát trong 1 thời gian.

Trên đây, bài viết đã chia sẻ những thông tin cơ bản về miễn dịch chủ động và miễn dịch bị động. Hy vọng những thông tin trên là hữu ích đối với các bạn. Hãy cùng chia sẻ bài viết đến gia đình và bạn bè cũng tham khảo nhé.

Share this post

Trả lời

error: Content is protected !!