Mối liên hệ giữa hệ miễn dịch và ung thư có thể bạn chưa biết?
Như chúng ta đã biết, hệ miễn dịch đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống cũng như tiêu diệt các loại bệnh tật. Không ngoại lệ thì hệ miễn dịch cũng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư nguy hiểm. Vậy hệ miễn dịch và ung thư có mối liên hệ như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin liên quan. Hãy đọc ngay nhé.
Contents
Hệ miễn dịch có tầm quan trọng rất lớn
Nhờ có hệ miễn dịch mà cơ thể có khả năng chống lại các bệnh tật, nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm. Các phản ứng của cơ thể đến các tế bào bị nhiễm trùng hay hư tổn còn được gọi là phản ứng miễn dịch.
Mối liên hệ giữa hệ miễn dịch và ung thư. Nguồn: Internet
Mối liên hệ giữa hệ miễn dịch và ung thư rất chặt chẽ bởi vì:
- Hệ miễn dịch bị suy yếu bởi bệnh ung thư
- Các liệu pháp điều trị ung thư lại làm suy yếu hệ miễn dịch
- Bệnh ung thư bị chống lại bởi hệ miễn dịch
Các liệu pháp điều trị ung thư làm suy yếu hệ miễn dịch
Do việc ung thư di căn và các tủy xương làm suy yếu hệ miễn dịch. Tủy xương có nhiệm vụ tạo ra các tế bào máu nhằm chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Điều này xảy ra nhiều nhất ở các bệnh ung thư hạch hoặc là bệnh bạch cầu. Nhưng ở một số bệnh ung thư khác cũng có thể xảy ra. Vì ung thư khiến cho tủy xương không tạo ra được số lượng lớn các tế bào máu.
Một số liệu pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị, thuốc trị ung thư, steroids liều cao. Sẽ làm suy yếu tạm thời hệ miễn dịch. Vì số lượng tế bào bạch cầu trong tủy xương giảm.
Phương pháp điều trị ung thư làm suy yếu hệ miễn dịch tạm thời. Nguồn: Internet
Hệ miễn dịch giúp chống lại bệnh ung thư như thế nào?
Một số tế bào của hệ miễn dịch có khả năng phát hiện và chống lại các tế bào ung thư. Nhưng như vậy cũng không đủ để chống lại hoàn toàn các tế bào ung thư ác tính. Hiện nay, y học ngày càng phát triển, đã đưa ra một số liệu pháp mới chính là sử dụng chính hệ miễn dịch trong cơ thể để chống lại các tế bào ung thư. Liệu pháp đó có tên gọi là tăng cường hệ miễn dịch tự thân.
Hệ miễn dịch được chia làm 2 loại:
- Hệ miễn dịch có sẵn từ khi mới sinh ra
- Hệ miễn dịch có được sau khi đã trải qua một số bệnh
Miễn dịch bẩm sinh
Đó chính là loại miễn dịch có sẵn ngay từ khi mới sinh ra. Cơ chế này luôn sẵn sàng bảo vệ cơ thể ngay lập tức khỏi các nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Điều này có được do:
- Lớp da quanh cơ thể được hình thành một rào cản
- Lớp lót bên trong phổi và ruột tạo nên chất nhầy. Từ đó tránh được vi khuẩn xâm nhập
- Sợi lông bẫy vi khuẩn xâm nhập
- Vi khuẩn bị giết chết bởi axit dạ dày
- Trong ruột là nơi các vi khuẩn có ích phát triển, ngăn ngừa các vi khuẩn khác xâm nhập
- Vi khuẩn ra khỏi niệu đạo và bàng quang nhờ dòng nước tiểu
- Các tế bào bạch cầu gọi là bạch cầu trung tính, có khả năng tìm và tiêu diệt vi khuẩn
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số bệnh có thể vượt qua được cơ chế tự nhiên này. Ví dụ như:
- Phẫu thuật ống thông bàng quang để lại vết thương. Trở thành con đường cho vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang gây nhiễm trùng.
- Làm vô hiệu hóa axit dạ dày bởi thuốc chống axit do chứng ợ nóng.
Đại thực bào là một thành phần của miễn dịch bẩm sinh đang tiêu diệt một tế bào hỏng. Nguồn: Internet
Ngoài ra một số các phương pháp dùng để điều trị ung thư cũng có thể làm suy giảm cơ chế bảo vệ này. Ví dụ phương pháp hóa trị tạm thời có thể làm giảm số lượng bạch cầu trung tính. Từ đó làm cho cơ thể khó chống lại nhiễm trùng.
Miễn dịch có được sau khi đã trải qua một số bệnh
Miễn dịch này còn được gọi với tên miễn dịch thu được. Lúc này cơ thể có khả năng nhận biết được một số các loại vi khuẩn, virus đã xâm nhập vào cơ thể. Để lần sau nếu các loại vi khuẩn, virus này xâm nhập một lần nữa sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức. Đây chính là lý do một số các bệnh truyền nhiễm chỉ bị một lần trong đời như là bệnh thủy đậu, bệnh sởi.
Nhờ đó người ta sẽ sử dụng cơ chế miễn dịch này để tiêm phòng hoạt động. Một số loại vắc-xin sẽ có chứa một lượng nhỏ protein của chính căn bệnh đó được tiêm vào cơ thể. Việc tiêm này sẽ không gây hại gì cho cơ thể, mà còn giúp hệ miễn dịch nhận ra bệnh nếu gặp lại bệnh đó. Có thể ngăn chặn bệnh nhờ phản ứng miễn dịch sau đó.
Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân giúp tăng khả năng miễn dịch. Nguồn: Internet
Ngoài ra còn có một số loại vắc-xin khác sử dụng virus hoặc vi khuẩn đã chết. Hoặc là một số phần của protein được sản xuất bởi các virus, vi khuẩn.
Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn phân tích về mối quan hệ chặt chẽ giữa hệ miễn dịch và ung thư như thế nào. Hy vọng rằng với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về mối liên hệ giữa hệ miễn dịch và ung thư. Chúc các bạn có được sức khỏe