Những điều chưa biết về cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch.
Hệ miễn dịch được xem như một “lá chắn” giúp cơ thể tránh những tác động của mầm bệnh ở xung quanh. Hệ miễn dịch loại bỏ vi khuẩn, vi rút ra khỏi cơ thể bằng cơ chế hoạt động hết sức đặc biệt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch nhé!
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Contents
Bạch cầu – Thành phần chính của hệ miễn dịch
Bạch cầu lưu thông và hoạt động trong các mạch máu và mạch bạch huyết. Bạch cầu rà soát liên tục để tìm kiếm các mầm bệnh. Sau khi thấy mục tiêu, chúng lập tức tự nhân lên và gửi tín hiệu đến các tế bào khác. Cơ thể mỗi người có hai loại bạch cầu chính.
Bạch cầu.
Đại thực bào
Các đại thực bào bao quanh tạo thành túi, bọc lấy mầm bệnh. Sau đó hấp thụ và phá vỡ mầm bệnh. Có một số loại đại thực bài như: bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, tế bào mastocyte.
Tế bào lympho
Tế bào lympho có chức năng lưu lại những kháng nguyên đã gặp phải. Từ đó phát hiện và ngăn chặn nếu cơ thể bị tấn công lần nữa. Có hai loại tế bào lympho là lympho B và lympho T. Một số tế bào lympho ở tủy sẽ phát triển thành tế bào lympho B. Số tế bào lympho ở tuyến ức sẽ trở thành tế bào lympho T.
Phân loại miễn dịch
Ở người có 2 loại miễn dịch là miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch đặc hiệu. Cả 2 loại miễn dịch đều có vai trò quan trọng đối với mọi người.
Miễn dịch bẩm sinh
Miễn dịch bẩm sinh là loại miễn dịch chúng ta đã có từ khi được sinh ra. Lúc này hệ miễn dịch có thể chống lại tác nhân gây hại ở một mức nhất định. Không cần phải có sự tiếp xúc với bệnh qua một lần mới tạo ra kháng thể để chống bệnh. Nhờ miễn dịch bẩm sinh các tác nhân gây dịch bệnh ở gia súc, gia cầm không ảnh hưởng đến con người.
Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch nhân tạo)
Miễn dịch đặc hiệu được tạo ra sau khi chúng ta đã tiếp xúc với mầm bệnh hoặc tiêm vắc xin để ngừa bệnh. Do đó khi chúng ta đã từng bị các bệnh như thủy đậu, quai bị, sởi thì sẽ không bị lại nữa.
Vì cơ thể đã dự trữ được kháng thể các bệnh ấy sau khi tiếp xúc. Hoặc khi đã tiêm vắc xin thì cơ thể sẽ lưu lại các kháng thể của bệnh. Chỉ cần xâm nhập vào cơ thể thì những vi rút gây bệnh này sẽ ngay lập tức bị tiêu diệt.
Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch
Hàng rào đầu tiên được hệ miễn dịch tạo nên chính là da và niêm mạc. Hàng rào này làm cản trở sự xâm nhập của các mầm bệnh vào cơ thể. Các chất nhầy bao quanh niêm mạc chính là hàng rào này. Các chất nhầy này giữ lại các mầm bệnh không cho chúng xâm nhập vào cơ thể.
Sau khi các tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào đầu tiên tấn công vào cơ thể. Lúc này tác nhân gây bệnh sẽ bị chặn lại bởi sự tấn công của các tế bào bạch cầu. Đây là cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch bẩm sinh.
Các bạch cầu trung tính và bạch cầu mono bám vào vi rút xâm nhập. Bao vây và tạo túi chứa vi rút bên trong, vi rút sẽ bị tiêu diệt bởi các enzym tiêu hóa trong túi. Ngoài ra còn có sự tham gia của các tế bào bạch cầu ưa acid, các tế bào diệt tự nhiên (NK). Các tế bào này sẽ trực tiếp giết chết các vi rút,ký sinh trùng gây bệnh.
Hệ miễn dịch tạo ra rào chắn để ngăn virus xâm nhập vào cơ thể.
Các loại mầm bệnh (kháng nguyên) khi xâm nhập vào cơ thể, sẽ bị nhận diện bởi tế bào lympho T hỗ trợ. Các tế bào lympho T sau khi nhận ra được kháng nguyên sẽ kích hoạt hoạt động của các tế bào lympho T khác. Từ đó tạo ra sự ly giải tế bào, ổ viêm để kêu gọi các đại thực bào tới thực bào dọn dẹp.
Hơn thế nữa, các tế bào lympho T hỗ trợ, tế bào đại thực bào sẽ kích hoạt các tế bào lympho B trở thành các tế bào plasma (tương bào). Các plasma này có nhiệm vụ sản xuất kháng thể đặc hiệu cho từng loại kháng nguyên của cơ thể.
Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch.
Các kháng thể đặc hiệu kết hợp với kháng nguyên sẽ tạo ra phức hợp kháng nguyên. Kháng thể đặc hiệu tác dụng với kháng thể tạo nên phức hợp miễn dịch. Cả hai phức hợp đều giúp cơ thể làm vô hiệu hóa các kháng nguyên. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các đại thực bào tới dọn dẹp, lý giải và loại bỏ hoàn toàn các kháng nguyên ra khỏi cơ thể.
Nếu các tác nhân gây bệnh này bị giữ lại ở trong hệ thống bạch huyết. Việc vô hiệu kháng nguyên sẽ được chuyển tới các hạch bạch huyết và mô bạch huyết. Vì ở đây tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào và tiêu diệt. Nếu tác nhân gây bệnh đã đi được vào máu và bị giữ lại. Việc vô hiệu kháng nguyên sẽ được chuyển tới lá lách để được phân giải và tiêu diệt.
Cả tế bào lympho B và lympho T đều có các tế bào có khả năng ghi nhớ miễn dịch. Chỉ cần một lần tiếp xúc và loại bỏ kháng nguyên thì các tế bào này đã có thể ghi nhớ. Khiến lần sau kháng nguyên này có xuất hiện cũng sẽ bị tiêu diệt gọn gàng. Từ đó giúp sự đáp ứng miễn dịch khi gặp kháng nguyên ở lần tiếp xúc sau diễn ra nhanh và triệt để hơn.
Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Chính vì thế có được một hệ miễn dịch hoạt động tốt là một điều cần thiết. Thông qua các thông tin về cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch. Mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về hệ miễn dịch của chính mình.