Tầng 3, nhà L2-9, ngõ 70 Lưu Hữu Phước Mỹ Đình, Hà Nội
Thứ 2 - Thứ 6 : 8.00 - 18.00

Blog

CÁCH PHÒNG NGỪA CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ TRÁCH MẮC COVID-COVID-19

Bệnh nhân ung thư là nhóm người có nguy cơ cao, dễ tổn thương nghiêm trọng hơn khi mắc COVID-19. Nguồn lây nhiễm của nhóm bệnh nhân này có thể là từ cộng đồng hoặc đến từ việc lây chéo trong bệnh viện khi đến điều trị ung thư. Các triệu chứng lâm sàng khi nhiễm COVID-19 được thống kê như sau: sốt không rõ nguyên nhân, ho khan, mệt mỏi, khó thở, hơi thở nhanh, tiêu chảy… Việc điều trị COVID-19 cho bệnh nhân ung thư là rất phức tạp và vẫn đang trong quá trình vừa chữa trị vừa nghiên cứu thử nghiệm.  Nghiên cứu mới đây được các nhà khoa học Trung Quốc công bố trên tạp chí The Lancet Oncology tháng 3/2020 đề cập tới việc người bệnh ung thư có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn so với người không mắc bệnh ung thư.

Vì vậy phòng ngừa nguy cơ lây nghiễm COVID-19 là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với các cơ sở khám chữa bệnh ung bướu, đối với bản thân bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Theo BS.Phùng Thị Huyền, trưởng khoa nội 6, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch SARS-CoV-2, Bệnh viện K, Bệnh viện thực hiện công tác sàng lọc hàng ngày, 24/24h đối với tất cả các nhân viên y tế, cán bộ công nhân viên của bệnh viện. Đối với người bệnh tới khám và người nhà bệnh nhân, bệnh viện thực hiện sàng lọc 2 lần và liên tục hỏi lịch sử di chuyển của bệnh nhân kể cả khi đang điều trị. Cụ thể bệnh nhân và người nhà tới viện đều phải khai báo y tế trực tiếp tại bệnh viện hoặc qua app điện thoại. Các bệnh nhân có triệu chứng về hô hấp như sốt, ho, khó thở… được đưa đến khu vực khám riêng. Đối với bệnh nhân được xác định có bị ảnh hưởng do tác dụng phụ của quá trình điều trị hoá trị như hạ bạch cầu, sốt, viêm phổi… sẽ được theo dõi và điều trị bình thường tại bệnh viện. Cũng theo lời khuyên của BS Huyền, các phương pháp dự phòng COVID-19 đối với bệnh nhân ung thư không có gì khác biệt so với người khoẻ mạnh khác. Bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về các biện pháp phòng ngừa, chú ý giữ khoảng cách và đeo khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên khi đi khám và đặc biệt cần khai báo đầy đủ, trung thực về thông tin y tế.

 

Hiện nay chưa có vaccine để ngăn ngừa COVID-19 mặc dù các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đang được tích cực thực hiện. Cách quan trọng nhất để phòng vệ chính là tránh nguy cơ phơi nhiễm với COVID-19. Bệnh nhân ung thư được khuyến cáo nếu không ở trong giai đoạn cần theo dõi, điều trị tại bệnh viện thì nên ở nhà trong thời gian diễn ra dịch, tránh những khu vực tụ tập đông người, tránh đi lại không cần thiết và cập nhật thường xuyên thông tin về dịch bệnh. Giữ vệ sinh cơ thể và nơi ở sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây hoặc làm sạch tay bằng dung dịch rửa tay khô chứa cồn trên 70%. Nếu có việc cần phải ra ngoài, cần đeo khẩu trang đúng quy cách.

 

Ung thư là một trong những nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch vì vậy việc nâng cao miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong mùa dịch COVID-19 này. Người mắc ung thư cần bổ sung chế độ ăn uống đủ chất, đặc biệt bổ sung vitamin C, các thức ăn giàu chất chống oxy hoá, giàu vitamin D để tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra cần phải ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm theo nhóm chất đạm – bột, đường – chất béo – vitamin, khoáng chất. Một chế độ ăn an toàn, sử dụng thực phẩm tươi sẽ giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, nâng cao được hệ miễn dịch chống lại tế bào ung thư.

Đối với bệnh nhân đang điều trị ung thư, việc đảm bảo đủ dinh dưỡng  giúp bệnh nhân nâng cao đề kháng cho cơ thế trong suốt quá trình tới điều trị tại bệnh viện, nơi có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao. Bệnh nhân nên dùng bữa tại nhà hoặc mang đồ ăn đã chuẩn bị ở nhà tới bệnh viện thay vì mua đồ ăn ở ngoài, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa tránh lây nhiễm chéo. Nếu bệnh nhân cần điều trị nội trú tại bệnh viện có thể nhờ người nhà mang đồ ăn vào hàng ngày hoặc đặt đồ ăn ở các cơ sở có kiểm định thực phẩm an toàn.

Bệnh nhân đã điều trị xong tại bệnh viện, có thể nói là đã “vượt qua được cửa tử” nhưng vẫn rất cần chú trọng tới chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Sau quá trình điều trị dài hạn bệnh ung thư, cơ thể đã phần nào bị suy kiệt, điều này khiến cho bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc virus cao hơn người bình thường. Quá trình bổ sung dinh dưỡng và năng lượng nên được tuân theo chế độ rõ ràng và thường xuyên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng. Quá trình hồi phục này có thể tăng cường sử dụng các thực phẩm bổ sung giúp đẩy nhanh tái tạo tế bào miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cuối cùng, một chế độ vận động thể thao thích hợp đóng vai trò không thể thiếu đối với bệnh nhân ung bướu để chống lại virus Corona. Các bài tập vận động giúp quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng diễn ra nhanh hơn và cũng giúp tinh thần của người bệnh thư giãn, thoải mái hơn. Tuy vậy nếu tham gia vận động ngoài trời, bệnh nhân cần tuân thủ các quy định như đeo khẩu trang, mang nước sát khuẩn để sử dụng thường xuyên và giữ khoảng cách với những người xung quanh để tránh nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

Share this post

Trả lời

error: Content is protected !!