Tầng 3, nhà L2-9, ngõ 70 Lưu Hữu Phước Mỹ Đình, Hà Nội
Thứ 2 - Thứ 6 : 8.00 - 18.00

Blog

Phương pháp tốt nhất để điều trị ung thư gan giai đoạn đầu

Điều trị ung thư gan giai đoạn đầu là yếu tố quyết định đến sự sống và sức khỏe của bệnh nhân. Gan là một cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể, đóng vai trò như một lá lọc, giúp loại bỏ các chất độc có trong thức ăn đưa và cơ thể, ngoài ra còn là cơ quan quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, dự trữ năng lượng, và tham gia vào quá trình đông máu. Ung thư gan là một trong những thể ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam chiếm 20% bệnh nhân mắc ung thư (Theo thống kê của bệnh viện K) với trên 10.000 ca ung thư mới phát hiện cùng 94.000 người chết vì ung thư mỗi năm (Theo thống kê của viện nghiên cứu phòng chống ung thư). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư gan là viêm gan mạn tính do virus viêm gan C (HCV) và viêm gan B (HBV) dẫn đến xơ gan. Điều khiến ung thư gan trở thành mối đe dọa hàng đầu đến tính mạng là do bệnh có khả năng tiến triển rất nhanh và phần lớn khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn cuối. Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu là cực kỳ quan trọng, có thể quyết định đến khả năng sống sót của người bệnh. Hiện trên thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp điều trị ung thư gan ở giai đoạn sớm và đã đạt được nhiều thành tựu. Vậy những phương pháp đó là gì? Mời các bạn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đứng thứ 3 trong danh sách những bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam đó là bệnh ung thư gan ở nam giới với số ca mắc là 5.787 ca. Năm 2010 số ca mắc bệnh ung thư gan ở cả nam giới và phụ nữ là 9.372 ca, tỷ lệ số người mắc trên 100 nghìn dân là 23,6 người. Ước tính năm 2020, tỷ lệ này sẽ lên tới 11.030 ca mắc. –  Theo CafeF

                                        Hình ảnh: Qúa trình hình thành ung thư gan. Nguồn: internet

Điều trị nhằm loại bỏ hay hỗ trợ loại bỏ ung thư gan

Phẫu thuật

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến nhất hiện nay và là phương pháp được lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị ung thư gan giai đoạn sớm. Phẫu thuật bao gồm: cắt bỏ một phần gan và ghép gan.

Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan

Là biện pháp cắt phần gan có chứa khối u và một số mô xung quanh.

                                             Hình ảnh: Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan. Nguồn: internet

  • Các trường hợp áp dụng: Cắt bỏ một phần gan được thực hiện khi bệnh là ung thư gan nguyên phát (khối u xuất phát từ gan), khối u nằm trong một phần của gan, kích thước nhỏ (một khối u nhỏ hơn 5cm hoặc 2-3 khối u không quá 3cm), không xâm chiếm các mạch máu chính và gan còn hoạt động tốt, cơ thể đủ khỏe mạnh để phẫu thuật. Phần gan còn lại có thể tiếp nhận toàn bộ chức năng của gan. Gan có thể phát triển lại kích thước ban đầu một vài tuần sau phẫu thuật.Tỷ lệ sống trên 5 năm của những bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ một phần gan là khá cao, trên 50%
  • Các trường hợp không áp dụng: Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan thường không được áp dụng cho những người bị xơ gan, vì nguy cơ suy gan sau phẫu thuật là rất lớn do phần gan còn lại không đủ để thực hiện các hoạt động chức năng bình thường của gan. Những người bị xơ gan chỉ đủ điều kiện phẫu thuật nếu khối u còn nhỏ và chức năng gan của họ còn tương đối tốt.Ngoài ra các trường hợp là ung thư gan thứ phát (khối u từ nơi khác di căn đến gan), khối u quá to hay ung thư gan đã di căn cũng không thể điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên họ có thể giảm kích thước khối u bằng hóa trị hay xạ trị trước khi là làm phẫu thuật cắt bỏ khối u.
  • Tác dụng phụ của phẫu thuật cắt bỏ một phần gan: Có thể là đau, suy nhược, mệt mỏi và suy gan tạm thời. Gan có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể thải độc, tiêu hóa thức ăn và trong quá trình đông máu bình thường. Do đó các chức năng này sẽ bị ảnh hưởng nếu có sự cố xảy ra trong lúc phẫu thuật, hoặc gan không phục hồi tốt sau phẫu thuật. Ngoài ra còn có thể cómột số biến chứng khác sau một ca mổ nói chungnhư: chảy máu, nhiễm trùng, biến chứng do gây mê, cục máu đông và viêm phổi.

Ghép gan:

Với những người không đủ điều kiện để làm phẫu thuật cắt bỏ khối u thì ghép gan có thể là lựa chọn tốt nhất cho việc điều trị ung thư gan giai đoạn đầu khi khối u còn nhỏ và chưa lan ra ngoài gan. Sau cấy ghép, không chỉ có nguy cơ ung thư gan được giảm đáng kể mà gan mới cũng sẽ hoạt động như một lá gan bình thường. Tỷ lệ sống trên 5 năm ở những người bệnh được ghép gan là từ 60-70%

                                            Hình ảnh: Quy trình ghép gan. Nguồn: internet

Tuy nhiên cơ hội được ghép gan là rất hạn chế, do mỗi năm chỉ có khoảng 6.500 gan có sẵn để cấy ghép, và nguồn gan này thường đến từ những người hiến tạng hay chết não. Người cần cấy ghép có thể phải chờ rất lâu cho đến khi có gan, trong thời gian chờ đợi đó bệnh có thể diễn biến nặng hơn rất nhanh, vì vậy các bác sĩ có thể tư vấn phẫu thuật hay một sô phương pháp điều trị khác.

Bên cạnh cơ hội được ghép gan rất thấp thì việc phẫu thuật để cấy ghép cũng có những nguy cơ biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, cục máu đông, biến chứng do gây mê,.. Đặc biệt, những người sau khi được cấy ghép cần dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch để tránh việc lá gan mới bị cơ thể đào thải. Điều này khiến cho sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng. Ngoài ra, khi hệ thống miễn dịch bị ức chế còn tạo điều kiện cho bất kỳ khối u nào đã lan ra ngoài gan được phát triển nhanh hơn trước. Một số loại thuốc khác ngăn ngừa đào thải khác cũng có thể gây tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, tiểu đường, suy yếu xương và thận, thậm chí có thể dẫn đến một ung thư mới.

Do việc có thể xuất hiện nhiều các tác dụng không mong muốn nên việc chăm sóc, theo dõi thường xuyên và đi khám định kỳ là rất quan trọng. Bác sĩ có thể chỉ định cho làm các xét nghiệm máu hay cả sinh thiết gan nếu cần, để có phương hướng điều chỉnh thuốc chống đào thải hợp lý.

Tiêm cồn vào khối u gan

Dưới sự hướng dẫn của siêu âm hay máy chụp cắt lớp vi tính, đưa kim nhỏchọc trực tiếp hoặc qua da vào khối u gan rồi tiêm một lượng cồn thích hợp vào khối u để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nói chung thủ thuật này khá đơn giản và an toàn, đặc biệt hiệu quả với khối u nhỏ hơn 3cm.

 

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp làm giảm kích thước khối u chứ không thể loại bỏ hoàn toàn. Tác dụng phụ của phương pháp bao gồm sốt và đau sau tiêm, và nếu cồn thoát ra khỏi gan thì tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Phương pháp nhiệt RFA

Phương pháp điều trị này còn được gọi là cắt đốt nhiệt hay cắt bỏ tần số vô tuyến, sử dụng dòng điện để làm nóng và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các bác sĩ sẽ sử dụng một hoặc nhiều kim nhỏ chèn vào vết rạch ở bụng dưới sự hướng dẫn của siêu âm hay CT scan . Khi kim vào đã vào khối u sẽ được đốt nóng bằng điện giúp phá hủy các tế bào ung thư.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng chum năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và làm giảm kích thước khối u. Trong đó liệu pháp xạ trị cơ thể lập thể (SBRT) là phương pháp cung cấp liều bức xạ cao cho khối u và hạn chế làm tổn thương các tế bào gan lành khác. Tuy nhiên liệu pháp hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu vì chưa có nhiều thông tin về hiệu quả lâu dài. Bức xạ vào cơ thể có thể gây mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Điều trị theo hướng ngăn chặn sự phát triển của khối u, giúp người bệnh sống lâu hơn

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt, ngăn sự phát triển và phân chia của cá tế bào ung thư, giúp làm chậm sự phát triển của khối u cho những người chờ ghép gan. Hiện nay, Chemoembolization là loại thuốc tiêu diệt ung thư gan mạnh được dùng để hóa trị. Thuốc sẽ được tiêm vào động mạch gan – động mạch cung cấp máu cho khối u, sau đó động mạch này bị chặn lại, làm giảm lượng máu đến khối u và tạo điều kiện cho thuốc hóa trị đến và tiêu diệt các tế bào ung thư

Radioembolization cũng tương tự Chemoemboliza, nhưng thay vì thuốc, các bác sĩ sẽ các đặt hạt phóng xạ vào động mạch gan cấp máu cho khối u, các hạt phóng xạ sẽ phân tán vào khối u sau khi chặn mạch.

Điều trị đích

Đây là phương pháp điều trị bằng thuốc tác động trực tiếp vào các yếu tố tạo ra hay giúp các tế bào ung thư phát triển, có thể là gen, protein, môi trường,.. Phương pháp này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của khối u và hạn chế làm tổn thương các tế bào lành. Ở mỗi người có thể có những yếu tố gây ra ung thư khác nhau và vì vậy cũng sẽ có những hướng điều trị khác nhau.

Riêng đối với ung thư gan, thuốc chống tạo mạch là phổ biến nhất trong điều trị đích. Thuốc sẽ ngăn việc tạo ra các mạch máu mới khiến cho các tế bào ung thư không được cung cấp oxi và chất dinh dưỡng để phát triển.

Lựa chọn điều trị khác

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch, hay còn gọi là liệu pháp sinh học, là biện pháp giúp làm tăng cường khả năng tự nhiên chống lại các tế bào ung thư của cơ thể, bằng việc sử dụng các chất do cơ thể tạo ra hay trong phòng thí nghiệm . Hiệu quả của liệu pháp này có thể làm ngừng hoặc chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư; ngăn ung thư lây lan sang các bộ phận khác; giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn trong việc tiêu diệt tế bào ung thư.

Với điều trị ung thư gan, liệu pháp miễn dịch được sử dụng là Interferons. Interferons là hóa chất trong cơ thể chống lại việc nhiễm virus và các tế bào ung thư, nó làm tăng khả năng tấn công các tế bào ác tính của một số tế bào miễn dịch, trực tiếp làm chậm sự phát triển của khối u cũng như các mạch máu nuôi dưỡng khối u.

Tác dụng phụ của Interferons có thể bao gồm:

  • Các triệu chứng giống cúm (sốt, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn)
  • Số tế bào bạch cầu thấp (làm tăng nguy cơ nhiễm trùng)
  • Viêm da
  • Tóc mỏng

Kết luận:

Ung thư gan là một bệnh lý nguy hiểm, khó phát hiện và tỷ lệ tử vong rất cao. Vì vậy cách tốt nhất đó chính phòng bệnh bằng các biện pháp phòng chống cùng vớimột chế độ ăn và lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư và tăng khả năng điều trị hiệu quả. Các phương pháp điều trị ung thư gan cho hiệu quả các khác nhau tùy từng trường hợp, vậy nên nếu có phát hiện ung thư gan hãy đến các cơ sở khám chữa bệnh, khám và nghe tư vấn của các bác sĩ để có được hướng điều trị phù hợp nhất. Và quan trọng là luôn giữ tinh thần lạc quan, không từ bỏ niềm tin và hy vọng để chiến đấu với căn bệnh.

Các tài liệu tham khảo:

Share this post

Trả lời

error: Content is protected !!