Tầng 3, nhà L2-9, ngõ 70 Lưu Hữu Phước Mỹ Đình, Hà Nội
Thứ 2 - Thứ 6 : 8.00 - 18.00

Blog

Điều trị ung thư vòm họng không dùng hóa trị liệu

Bệnh ung thư vòm họng là gì?

 

Vòm họng là phần khoang mũi tiếp xúc với nền sọ, ở trên khoang miệng. Lỗ mũi thông với vòm họng và đi vào phần hầu họng. Khi thở, không khí đi qua mũi vào cổ họng và vòm họng, rồi cuối cùng vào phổi.

 

Mũi họng là phần trên của cổ họng, phía sau mũi. Cổ họng là một ống rỗng dài bắt đầu sau mũi và kết thúc ở phía trên của khí quản và thực quản. Không khí và thức ăn đi qua họng hầu trên đường đến khí quản hoặc thực quản. Các lỗ mũi dẫn vào mũi họng. Mỗi bên của vòm họng có một lỗ mở thông dẫn vào tai.

Ung thư vòm họng (hay còn gọi là ung thư mũi họng, ung thư biểu mô mũi họng) là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của vùng mũi họng. Ung thư vòm họng là một loại ung thư đầu và cổ. Ung thư vòm họng hầu hết thường bắt đầu từ các tế bào biểu mô bao phủ đường mũi họng.

Các triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng:

Những dấu hiệu và triệu chứng như đau họng, khó thở, ù tai… có thể do ung thư vòm họng hoặc các tình trạng bệnh lý khác gây ra. Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng sau đây, có khả năng cao bạn đã bị ung thư vòm họng:

  • Sờ thấy cục u ở mũi hoặc cổ
  • Đau họng
  • Khó thở hoặc khó nói, khó phát âm
  • Chảy máu cam
  • Khả năng nghe giảm sút
  • Đau hoặc ù tai
  • Nhức đầu.

Các giai đoạn của ung thư vòm họng:

Ung thư vòm họng được chia ra từ Giai đoạn 0 (giai đoạn sớm nhất) đến giai đoạn IV (giai đoạn nặng nhất).

  • Giai đoạn 0 được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ.
  • Giai đoạn I là giai đoạn khối u chưa lây lan đến các hạch bạch huyết hoặc các phần xa của cơ thể.
  • Giai đoạn II là giai đoạn khối u có thể lan đến các mô và hạch bạch huyết gần đó nhưng không lan ra các phần xa của cơ thể.
  • Giai đoạn III và IV được là giai đoạn bệnh đã nặng hơn vì kích thước khối u tăng lên, lớn hơn 6cm, lan rộng đến môi và miệng, phá huỷ hạch bạch huyết và có thể lây lan đến các hạch bạch huyết nằm ở các phần xa của cơ thể. Biểu hiện của giai đọan cuối là xâm lấn và di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.

Nếu khối ung thư vòm họng xuất hiện trở lại sau khi điều trị thì được gọi là ung thư tái phát.

 

Điều trị ung thư vòm họng bằng hóa trị liệu:

Với bệnh nhân mắc ung thư nói chung và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng nói riêng, họ sẽ cần được theo dõi thường xuyên trước, trong và sau khi điều trị.

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Vị trí của khối u.
  • Giai đoạn của khối u.
  • Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Tuỳ thuộc vào tính chất và giai đoạn của bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Hóa trị được xem là phương pháp mang lại hiệu quả khả quan cao trong điều trị ung thư vòm họng. Tuy nhiên, mặt trái của phương pháp này là nó thường đem lại những tác dụng phụ rất nặng nề, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là:

  • Làm giảm các tế bào máu ngoại biên: số lượng hồng cầu, bạch cầu và cả tiểu cầu đều giảm gây nên tình trạng thiếu máu, giảm chức năng hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng.
  • Suy nhược, mệt mỏi: đây là tình trạng kết hợp giữa sự suy giảm về thể chất và cả sự ức chế về mặt tinh thần.
  • Rụng tóc: Cơ chế tác động của các loại hóa chất chống ung thư là gây hại cho các tế bào có khả năng sinh sản, tăng trưởng nhanh (đặc trưng của tế bào ung thư), vì vậy nó ảnh hưởng đến cả các nang tóc, nang lông.
  • Viêm niêm mạc miệng

Các phương pháp điều trị ung thư không dùng hóa trị:

Bên cạnh phương pháp hoá trị có nhiều  tác dụng phụ đối với bệnh nhân, y học tiên tiến đã và đang phát triển các phương pháp khác mang lại hiệu quả tích cực, ít gây đau đớn và tác dụng phụ cho người bệnh.

  • Phương pháp xạ trị.

Xạ trị là phương pháp dùng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao (tia X, tia gamma) hoặc các hạt nguyên tử (electron, proton) chiếu vào khối u ung thư nhằm tiêu diệt nó. Xạ trị có thể được áp dụng trước hoặc sau các phương pháp khác. Phương pháp xạ trị được áp dụng phụ thuộc vào thể lực của từng người bệnh và giai đoạn cụ thể của bệnh, vì thế không phải bệnh nhân ung thư nào cũng được chỉ định số lần xạ trị và thời gian xạ trị giống nhau.

Đối với ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng, xạ trị là phương pháp điều trị hay được chỉ định, thực hiện bằng cách chiếu tia xạ vào cả khối u và hạch cổ nếu có. Trong khi điều trị, các bác sĩ có thể xác định chính xác khu vực chiếu tia dựa vào các hình ảnh không gian 3 chiều nhằm tăng tối đa tác dụng của tia xạ trên khối u, đồng thời hạn chế làm tổn thương các tế bào lành.Tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và đau, rát da ở vùng miệng và cổ họng. Các tác dụng phụ phổ biến bệnh nhân có thể gặp khác như buồn nôn, chán ăn, rụng tóc,… Ngoài ra, các biểu hiện khô miệng, sâu răng – đau, chảy máu nướu, nhiễm trùng cũng sẽ xuất hiện đối với tùy từng trường hợp người bệnh.

  • Phương pháp phẫu thuật.

Tùy thuộc vào giai đoạn và tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định liệu phẫu thuật có được áp dụng hay không. Trước đây phẫu thuật trong ung thư vòm họng không có vai trò trong điều trị triệt để mà chỉ có tác dụng trong việc lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh do vòm họng nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp và sâu. Tuy nhiên ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, kết hợp với phẫu thuật nội soi đã mở ra cơ hội chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân ung thư vòm họng bằng phương pháp phẫu thuật, đặc biệt đối với những thể kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hoặc tái phát.

  • Liệu pháp hệ miễn dịch
  • Sử dụng thuốc sinh học.

Các loại thuốc sinh học, bao gồm cả các kháng thể đơn dòng như cetuximab (Erbitux), pembrolizumab (Keytruda), và nivolumab (Opdivo) … hoạt động khác với thuốc hóa trị và có thể được sử dụng thường xuyên hơn trong trường hợp ung thư tiến triển hoặc tái phát.

Các biện pháp sinh học tác động lên ung thư vòm họng theo hai cách: Hoặc là trực tiếp tác động lên quá trình hình thành, phát triển và khả năng di căn của tế bào ung thư; hoặc là, kích hoạt các tế bào trong hệ miễn dịch từ đó các tế bào miễn dịch sẽ phát huy tác dụng chống ung thư. Một số nhóm thuốc sinh học được sử dụng là:

+ Các Cytokine:

Cytokine là một loại protein được sản xuất và tiết ra ở tế bào bạch cầu có vai trò chống tăng sinh, gây hoại tử khối u như: Interferon alpha, Interleukin-1, Interleukin-2, TNF,…

+ Các kháng thể:

Các kháng thể gắn đặc hiệu với các kháng nguyên bề mặt tế bào u có thể phá hủy tế bào u qua một loạt các cơ chế như hoạt hóa bổ thể, gây độc tế bào qua trung gian tế bào phụ thuộc kháng thể. Một số kháng thể cũng là phương tiện vận chuyển các đồng vị phóng xạ để tiêu diệt tế bào u một cách chính xác (phương pháp điều trị đích).

  • Phương pháp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên

Hệ miễn dịch là hệ thống gồm nhiều thành phần trong cơ thể. Nó bao gồm các tế bào bạch cầu, các kháng thể, các chất hóa học có trong máu và mô. Hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus hay tế bào ung thư. Khi tế bào ung thư xuất hiện, hệ miễn dịch sẽ nhận diện, tiêu diệt chúng.

Trên bệnh nhân ung thư có sự suy giảm miễn dịch không chỉ ở cơ quan bị bệnh mà là cả miễn dịch toàn thân. Vì thế, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch sẽ tăng khả năng ngăn chặn tế bào ung thư di chuyển, giảm thiểu việc tạo thành khối mới ở xa khối u nguyên phát dẫn đến di căn… Sử dụng sản phẩm Kingagaricus100 (KA21) có thể tăng cường các tế bào miễn dịch có tác dụng tìm và tiêu diệt tế bào ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị ung thư ở bệnh nhân ung thư vòm họng. Mặt khác, sản phẩm này còn nâng cao tổng trạng sức khỏe của bệnh nhân, giúp họ chống chịu tốt hơn với các liệu pháp hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật.

https://www.webmd.com/cancer/nasopharyngeal-cancer#3

https://www.cancer.gov/types/head-and-neck/patient/adult/nasopharyngeal-treatment-pdq#section/_134

Share this post

Trả lời

error: Content is protected !!