Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư vòm họng
Những nét chính về ung thư vòm họng
- Vòm họng là phần trên của hầu họng, phía sau mũi. Không khí và thức ăn phải đi qua hầu họng mới đến khí quản hoặc thực quản.
- Ung thư vòm họng là bệnh mà các tế bào biến đổi bất thường chuyển sang dạng ác tính hình thành, phát triển ở nhu mô vòm họng.
- Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng bao gồm: lối sống (hút thuốc lá và ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn bị mốc, có độc tố tích tụ..), nguồn gốc dân tộc trên thế giới, nhiễm virus Epstein-Barr (EBV),…
- Người mắc ung thư vòm họng có thể có các triệu chứng sau đây: đau họng, ho máu, nôn máu, khó thở, khó nói hoặc khó nghe.
- Các xét nghiệm kiểm tra mũi và cổ họng được sử dụng để phát hiện (tìm) và chẩn đoán ung thư vòm họng: nội soi, MRI, sinh thiết,…
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư vòm họng
Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị ung thư vòm họng như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích và liệu pháp miễn dịch. Virus Epstein-Barr (EBV) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư vòm họng với đặc trưng là sự xuất hiện của các protein EBV gây nên phản ứng miễn dịch ở cơ thể bệnh nhân. Do đó, cùng với việc nghiên cứu phương pháp tiêu diệt EBV, liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư vòm họng được đặc biệt quan tâm phát triển và thực tế đã đem lại nhiều kết quả khả quan cho bệnh nhân ung thư vòm họng. Đây là phương pháp giúp tăng cường và khôi phục hệ thống miễn dịch để chống lại ung thư. Các bác sĩ tìm cách kích thích hoạt động hệ miễn dịch, làm cho hệ miễn dịch nhận biết kháng nguyên và virus hiệu quả hơn, hoặc đưa một số protein vào hệ miễn dịch để hệ thống này chống các tế bào ung thư tốt hơn.
- Liệu pháp miễn dịch được chia làm nhiều loại, bao gồm:
- Kháng thể đơn dòng
- Vaccine ung thư
- Liệu pháp virus tiêu diệt khối u
- Liệu pháp tế bào T
- Liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu
- Thuốc trị liệu miễn dịch phổ biến nhất được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng là Nivolumab (Opdivo). Nó thường được tiêm vào tĩnh mạch ở cánh tay 2 tuần 1 lần.
- Ưu điểm của điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch:
- An toàn, ít gây hại cho cơ thể bởi các tác nhân và thuốc chỉ nhắm vào việc tăng chức năng miễn dịch chống tế bào ung thư mà không tiêu diệt nhầm các tế bào lành, mô khỏe mạnh.
- Ít tác dụng phụ, không có biến chứng.
- Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn không chỉ chống lại ung thư mà còn có thể phòng chống được nhiều căn bệnh nhiễm trùng khác.
- Tiêu diệt một cách tự nhiên các tế bào ung thư di căn, giúp dự phòng ung thư, ngăn chặn sự hình thành khối u ung thư.
- Phối hợp với các phương pháp điều trị khác (xạ trị, hóa trị liệu) để giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
- Nguy cơ tái phát ung thư có thể thấp hơn: Sau khi điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, các tế bào miễn dịch trong cơ thể bạn đã được đào tạo và biết cách tiêu diệt tế bào ung thư khi chúng quay trở lại. Đó là cơ chế đáp ứng miễn dịch giúp ngăn ngừa tái phát ung thư.
Hình minh họa: Ưu điểm của liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư
- Tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch
Tác dụng phụ có thể xảy ra với bất kỳ phương pháp điều trị nào, nó cũng diễn biến khác nhau ở mỗi bệnh nhân: có người gặp rất nhiều tác dụng phụ, người khác có ít hoặc không gặp tác dụng phụ. Tác dụng phụ trong liệu pháp miễn dịch chủ yếu phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng và sức khỏe tổng thể. Các tác dụng phụ chung nhất thường là:
- Mệt mỏi
- Ăn mất ngon
- Nôn, buồn nôn
- Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón )
- Các vấn đề về da, bao gồm phát ban và ngứa
Tác dụng phụ có thể xảy ra bất cứ lúc nào: trong, ngay sau hoặc sau khi điều trị miễn dịch vài ngày. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này không diễn ra lâu, không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Nhờ có ưu điểm vượt trội và ít tác dụng phụ, liệu pháp miễn dịch đang trở thành một phương pháp điều trị quan trọng cho bệnh nhân ung thư vòm họng.
Tài liệu tham khảo
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27121882
- http://www.cancer.ca/en/cancer-information/cancer-type/nasopharyngeal/treatment/immunotherapy/?region=on
- https://emedicine.medscape.com/article/988165-treatment
- https://www.cancer.gov/types/head-and-neck/patient/adult/nasopharyngeal-treatment-pdq
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Ung_th%C6%B0_v%C3%B2m_h%E1%BB%8Dng