Tầng 3, nhà L2-9, ngõ 70 Lưu Hữu Phước Mỹ Đình, Hà Nội
Thứ 2 - Thứ 6 : 8.00 - 18.00

Blog

Phẫu thuật ung thư vòm họng có để lại biến chứng không?

Phương pháp phẫu thuật

Ung thư vòm họng là căn bệnh rất nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao. Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích và liệu pháp miễn dịch,…

Đặc điểm giải phẫu vòm họng là khó tiếp cận gần các khu vực nền sọ nên phẫu thuật thường khó khăn và có nguy cơ xảy ra biến chứng. Hơn nữa, các phương pháp điều trị ung thư vòm họng khác như xạ trị và liệu pháp miễn dịch thường mang lại hiệu quả hơn, do đó  phẫu thuật ít khi là lựa chọn đầu tiên cho điều trịloại ung thư nàymà chỉ được áp dụng để loại bỏ khối u và các hạch bạch huyết ở cổ khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Phương pháp phẫu thuật ung thư vòm họng gồm 2 loại chính: Phẫu thuật cắt bỏ khối u và phẫu thuật nạo vét hạch bạch huyết vùng nền cổ.

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Y học ngày càng phát triển, các dụng cụ phẫu thuật cũng được cải tiến, bác sĩ có thể sử dụng các đầu nội soi linh hoạt và dụng cụ phẫu thuật dài, mỏng để loại bỏ hoàn toàn một số khối u mũi họng. Nhưng đây chỉ là một lựa chọn cho một số ít bệnh nhân vì phương thức phẫu thuật phức tạp này yêu cầu bác sĩ phẫu thuật phải có tay nghề cao và chỉ được thực hiện ở các trung tâm chuyên khoa đầu ngành, có đầy đủ cơ sở vật chất.

Ngoài ra, còn có một số loại phẫu thuật thường tiến hành mổ từ phải bên ngoài cổ vào. Tùy thuộc vào vị trí của khối u, các hạch bạch huyết có thể được lấy ra từ cả hai bên của cổ.

  • Phẫu thuật cắt chọn lọc, loại bỏ các hạch bạch huyết gần với khối u và dễ xâm lấn.
  • Giải phẫu cổ triệt để, loại bỏ các hạch bạch huyết ở một bên của cổ giữa xương hàm và xương đòn, cũng như một số mô cơ và thần kinh. Các dây thần kinh chính cho cơ vai thường được lưu lại.
  • Phẫu thuật cổ toàn diện hoặc triệt để, loại bỏ gần như tất cả các hạch bạch huyết ở một bên cũng như thậm chí nhiều cơ bắp, dây thần kinh và tĩnh mạch hơn.
  • Loại bỏ các hạch bạch huyết

Ung thư vòm họng thường lan đến các hạch bạch huyết ở vùng cổ. Loại ung thư này thường đáp ứng tốt với phương pháp điều trị xạ trị và hóa trị. Tuy nhiên, trong trường hợp các tế bào ung thư còn sót lại sau khi đã dùng các phương pháp khác, phẫu thuật bóc tách ở cổ có thể cần thiết để loại bỏ hoàn toàn các hạch bạch huyết còn sót lại.

Phẫu thuật có một số ưu điểm so với các phương pháp điều trị khác ở chỗ nó cho phép các bác sĩ nhìn được trực tiếp vào khối u đã được loại bỏ (và các mô cơ quan gần đó) để chắc chắn rằng không có mô ung thư nào bị bỏ sót. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

                                               Hình minh họa : Ung thư vòm họng ( Nguồn : Internet)

 Tác dụng điều trị và biến chứng

Khi tiến hành phẫu thuật,bệnh nhân có thể các biến chứng chung như:

  • Nhiễm trùng
  • Biến chứng do gây mê
  • Viêm phổi.

Tuy nhiên, với chuyên môn ngày càng cao của đội ngỹ y bác sĩ cùng với sự phát triển của các thiết bị y tế hiện đại, nguy cơ xuất hiện các biến chứng này ngày càng được hạn chế. Ngoài ra, bệnh nhân phẫu thuật ung thư vòm họng còn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn cần lưu ý bao gồm:

  • Khó nói hoặc khó nuốt
  • Tê tay: bệnh nhân có thể yếu tay, hạn chế trong các động tác hoạt động nặng trước đây có thể làm được
  • Lệch mặt, mắt nhắm không kín, méo miệng, ăn uống bị rơi vãi.

Những tác dụng phụ này là do tác động của phẫu thuật trên các dây thần kinh sọ não ở các khu vực này. Sau một vài tháng, các tác dụng phụ này thường sẽ biến mất hoặc giảm bớt. Sau mổ ung thư vòm họng, người bệnh cần tập các bài tập phù hợp để cải thiện hoạt động của cổ và vai.

Phẫu thuật là một trong các phương pháp để điều trị ung thư vòm họng. Tuy nhiên,đây không phải là phương pháp ưu tiên hàng đầu do thực thế điều trị, bệnh nhân ung thư vòm họng thường đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị không xâm lấn. Phẫu thuật có thể gây ra một số biến chứng dù chúng thường ít gặp, dễ kiểm soát và nhanh phục hồi theo thời gian.

Một số gợi ý về cách chăm sóc và dinh dưỡng dành cho bệnh nhân phẫu thuật ung thư vòm họng

Như các bạn đã biết, bệnh ung thư xuất hiện và phát triển nhanh khi hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu. Hệ miễn dịch khi đó không đủ sức  tìm và phát hiện ra những tế bào “bất thường” để tiêu diệt chúng. Khi bệnh nhân ung thư được chỉ định phẫu thuật, người bệnh phải có đủ sức khoẻ và đáp ứng miễn dịch tốt để tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u. Bên cạnh việc sử dụng thuốc và liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để đáp ứng phẫu thuật và nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: thông thường sau khi phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật ung thư vòng họng, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, hấp thụ chất dinh dưỡng, có trường hợp rơi vào trạng thái suy kiệt, không thể đáp ứng liệu trình điều trị tiếp theo.Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân cần đảm bảo đủ chất: protein, vitamin C, vitamin D, các trái cây, rau củ chứa hoạt chất chống oxy hoá; bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, nấm, yến mạch.. Các thực phẩm này nên chế biến luộc hoặc hấp để giữ nguyên chất dinh dưỡng.Trường hợp người bệnh không ăn được thức ăn cứng có thể nghiền nhỏ hoặc nấu thành cháo ăn nhiều bữa trong ngày.

Ngoài chế độ dinh dưỡng thích hợp, người bệnh cũng có thể tìm hiểu và sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, từ đó tăng cường thể trạng, mau chóng liền vết mổ. Các thực phẩm chức năng  có cơ chế tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch sẽ có tác dụng giảm thiểu các tác dụng phụ của bệnh nhân điều trị bằng hoá, xạ trị (buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, đau ở khu vực điều trị,…) từ đó cải thiện tình trạng sức khoẻ , giúp bệnh nhân ăn ngon trở lại, tinh thần từ đó lạc quan và tích cực hơn.

Tài liệu tham khảo

Share this post

Trả lời

error: Content is protected !!