Ung thư não ở trẻ em: Cách nào để tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch
Nói đến ung thư ở trẻ em, phần lớn các ca bệnh tập trung vào loại ung thư máu. Tuy nhiên, hiện nay ung thư não đã trở thành căn bệnh gây tử vong cao nhất cho trẻ em ở Mỹ, hơn cả bệnh ung thư máu (theo số liệu báo cáo thống kê của Chính phủ Mỹ trong vòng 15 năm qua). Ung thư là nguyên nhân đứng thứ 4 gây ra tử vong cho trẻ em nói chung. Theo số liệu năm 2014, cứ 10 trẻ em qua đời thì có 1 trẻ do mắc ung thư. Khoảng ¼ trong số này tử vong do mắc ung thư não. Vậy làm thế nào để kéo dài thời gian sống của trẻ nếu không may mắc ung thư não? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Contents
U não và ung thư não ở trẻ em:
Khi các tế bào não phát triển bất thường hoặc ngoài tầm kiểm soát có thể hình thành nên khối u. Nếu khối u gây áp lực lên một số vùng nhất định của não thì nó có thể ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể. U não thường gặp ở trẻ em hơn người lớn vì não của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện các chức năng đầy đủ như của người lớn. Chức năng miễn dịch ở trẻ cũng chưa đủ mạnh để phát hiện và chống lại các xâm nhập của vi khuẩn, virus từ bên ngoài cũng như các phát hiện các thay đổi từ bên trong não. U não có thể là u lành tính hoặc u ác tính (ung thư não).
U não thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. U não có thể là u lành tính hoặc u ác tính (ung thư não).
Điều trị và cơ hội phục hồi (tiên lượng) phụ thuộc vào loại khối u, vị trí của khối u trong não, mức độ di căn khi được phát hiện, tuổi của trẻ và sức khỏe nói chung. Ung thư não tiên lượng xấu hơn rất nhiều so với các u não lành tính. Ung thư não có thể nguyên phát tại não hoặc di căn từ nơi khác đến.
Một số triệu chứng của ung thư não:
Các dấu hiệu và triệu chứng của một khối u não ở trẻ em thay đổi rất nhiều và phụ thuộc vào kích thước, vị trí và tốc độ tăng trưởng của khối u ung thư. Một số dấu hiệu và triệu chứng có thể không dễ phát hiện vì chúng tương tự như triệu chứng của các bệnh thông thường khác khác.
Một số triệu chứng phổ biến của u não ở trẻ em bao gồm:
- Nhức đầu, có thể nặng dần và không đáp ứng với thuốc giảm đau
- Cảm thấy tăng áp lực trong đầu
- Buồn nôn hoặc nôn không rõ nguyên nhân
- Đột ngột xuất hiện các dấu hiệu như nhìn đôi, nhìn một thành hai
Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể xảy ra, tùy thuộc vào vị trí khối u:
- Ở trẻ sơ sinh có thể sờ thấy chỗ lõm vào trên đầu, vị trí lõm vào có thể mềm hơn
- Co giật, đặc biệt là khi không có tiền sử co giật
- Chuyển động mắt bất thường
- Nói lắp
- Khó nuốt
- Ăn mất ngon; hoặc bỏ bú ở trẻ sơ sinh
- Mất thăng bằng
- Yếu liệt hoặc mất cảm giác ở tay chân
- Liệt mặt
- Nhầm lẫn, có vấn đề về trí nhớ
- Thay đổi tính cách hoặc hành vi
- Gặp vấn đề về thính giác
Phải làm gì để tăng cường sức khỏe cho trẻ bị ung thư não?
http://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=braintumorsinchildren-90-P02745
Bản thân căn bệnh ung thư não không gây tử vong ngay mà chính những biến chứng của nó mới khiến cho cuộc sống của trẻ gặp nhiều khó khăn. Nếu không điều trị sớm, trẻ có thể gặp những di chứng nặng nề về sau.
Ngoài việc theo dõi và đáp ứng theo các liệu trình điều trị của bác sĩ, trẻ rất cần bổ sung thêm các dưỡng chất, có chế độ tập luyện riêng và quan trọng là giữ cho trẻ tinh thần thoải mái, tích cực trong và sau khi điều trị.
- Chế độ ăn hợp lý:
- Tăng cường ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, thực phẩm giàu protein, lipit, glucid, rau xanh, thực phẩm thô giàu chất xơ. Một số thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích sử dụng nhằm tăng cường chức năng tuần hoàn máu não là đu đủ, cá tươi, mộc nhĩ, canh hạt sen..
- Đảm bảo đủ khối lượng tuần hoàn, tăng cường máu lên não. Nên uống đủ nước.
- Đối với trẻ sau phẫu thuật, nên bổ sung các thực phẩm nhiều omega 3, protein có nguồn gốc từ thịt trắng (thịt gà, cá)… Các acid béo omega 3 – thành phần có nhiều trong cá, dầu cá, súp lơ, trứng…là cơ sở để phục hồi tế bào não.
- Với trẻ đang bú mẹ, cố gắng cho trẻ bú đủ bữa, không nên vì trẻ quấy khóc hay nôn trớ mà hạn chế bữa bú của trẻ.
- Chế độ tập luyện phù hợp:
– Xây dựng lối sống năng động :
Thói quen ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư não nói riêng. Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể dục, thể thao. Cho trẻ tập luyện các bài tập nhẹ nhàng trước và sau khi điều trị ung thư não. Ngủ đủ giấc giúp cải thiện chức năng tuần hoàn máu, trẻ nên ngủ khoảng 8-9 tiếng/ngày để duy trì tinh thần và sức khỏe tốt.
– Phục hồi chức năng sau khi điều trị
Vì các khối ung thư não có thể phát triển trong các phần kiểm soát kỹ năng vận động, lời nói, thị giác và suy nghĩ, nên các bài tập phục hồi chức năng có thể rất cần thiết. Các dạng bài tập mà trẻ có thể tập là:
- Vật lý trị liệu để giúp trẻ lấy lại kỹ năng vận động bị mất hoặc sức mạnh cơ bắp
- Các bài tập sinh hoạt để giúp trẻ quay trở lại các hoạt động hàng ngày
- Liệu pháp ngôn ngữ nếu trẻ gặp khó khăn khi nói
Việc phục hồi kỹ năng vận động bị mất và sức mạnh cơ bắp có thể được yêu cầu trong một khoảng thời gian dài. Cần nghiên cứu thêm các bài tập để cải thiện hiệu quả, giảm tác dụng phụ của việc điều trị bệnh ung thư não.
- Để trẻ có tinh thần thoải mái:
Trẻ bị ung thư não đa phần sẽ dành thời gian ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà, vì thế trẻ thường dễ bị trầm cảm, tách biệt với bạn bè cùng lứa tuổi, khó hòa nhập với xung quanh. Để cải thiện tình trạng này, phụ huynh của trẻ cần lưu ý những điều sau trong quá trình điều trị của trẻ:
– Mang theo một vài món đồ chơi hoặc cuốn sách yêu thích của trẻ đến bệnh viện để bé không cảm thấy sốt ruột khi chờ đợi hay cảm thấy lo sợ các phương pháp điều trị.
– Ở lại với con trong quá trình điều trị nếu có thể. Nên thẳng thắn, tìm cách giải thích cho con các phương pháp điều trị mà con sẽ phải tiếp nhận theo ngôn ngữ của con. Không nên giấu giếm về bệnh mà bố mẹ nên tìm cách giải thích dễ hiểu và luôn nói về hy vọng tích cực của việc khỏi bệnh.
– Các bệnh viện lớn thường có phòng chơi cho trẻ em đang điều trị nội trú. Ngoài thời gian điều trị, hãy cho trẻ vui chơi để tinh thần trẻ tốt hơn. Tất nhiên là với các trường hợp buộc phải ở trên giường bệnh thì phải tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ.
Cho trẻ có không gian vui chơi là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Các bệnh viện lớn thường có phòng chơi cho trẻ em đang điều trị nội trú.
– Nên tham khảo kinh nghiệm của những người đồng cảnh ngộ, những cha mẹ cũng có con mắc bệnh ung thư não. Tuy nhiên không được áp dụng các phương pháp chữa bệnh mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
Sau khi rời bệnh viện, trong quá trình điều trị ở nhà:
-Trẻ nên được theo dõi trạng thái tinh thần và sức khỏe liên tục. Nếu trẻ cảm thấy đủ khỏe, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thường xuyên. Đôi khi trẻ sẽ có giai đoạn trầm cảm, mệt mỏi, đặc biệt là sau khi hóa trị hoặc xạ trị, vì vậy hãy dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ.
– Chuẩn bị chế độ ăn cho trẻ như khuyến cáo trên. Nếu con bạn đang điều trị bằng hóa trị, sự thèm ăn của bé có thể giảm. Hãy tăng lượng thức ăn lỏng và hạn chế chế biến thức ăn quá khô và rắn. Hãy tham khảo bác sĩ khi trẻ cần có chế độ ăn đặc biệt.
– Với trẻ đang trong độ tuổi tiêm chủng, trẻ có thể không tiêm được một số loại vaccine. Hãy báo cho bác sĩ biết tình trạng của trẻ trước khi tiêm chủng bất cứ loại thuốc nào.
– Hãy nói cho trẻ biết những phản ứng phụ trong quá trình điều trị sẽ xảy ra với trẻ, chẳng hạn như hóa xạ trị thì sẽ rụng tóc. Những vấn đề này thường khiến trẻ mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ.
- Tăng cường miễn dịch để trẻ chống chọi với ung thư:
Bên cạnh chế độ ăn hợp lý và lối sống lành mạnh, trẻ nên được bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều beta-glucan. Hoạt chất này có vai trò tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, kích thích cơ thể tăng sinh hay tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào bạch cầu, tế bào diệt tự nhiên NK…). Hoạt chất này thường tồn tại dưới dạng phổ biến là cellulose của thực vật, vỏ cám của hạt ngũ cốc, thành tế bào của nấm men, nấm và vi khuẩn. Beta-glucan là hoạt chất vô hại khi đi vào cơ thể nhưng lại có tác động tích cực mạnh mẽ đến hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng khả năng nhận diện các tế bào bất thường và tiêu diệt trước khi chúng có cơ hội liên kết và lan rộng tạo thành khối u ác tính.
Tiên lượng sống cho trẻ bị ung thư não
Tiên lượng của trẻ bị ung thư não phụ thuộc rất nhiều vào: Mức độ của bệnh, kích thước và vị trí của khối u, mức độ di căn khối ung thư, đáp ứng của trẻ với các phương pháp điều trị, tuổi và sức khỏe tổng thể của trẻ trước và trong quá trình điều trị bệnh.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và các phương pháp điều trị mới, chất lượng cuộc sống của trẻ sẽ được cải thiện, giảm thiểu đau đớn hơn rất nhiều. Kết hợp với các biện pháp tăng cường sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho trẻ bị ung thư não như trên, thời gian sống và chất lượng cuộc sống của trẻ sẽ được nâng cao hơn, từ đó có thêm thời gian sống và hy vọng chữa lành bệnh.