Tầng 3, nhà L2-9, ngõ 70 Lưu Hữu Phước Mỹ Đình, Hà Nội
Thứ 2 - Thứ 6 : 8.00 - 18.00

Blog

Điều trị ung thư vú bằng liệu pháp miễn dịch

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư vú như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp hormone.Tuy nhiên các phương pháp này đều có nhược điểm và tác dụng không mong muốn. Bên cạnh những tác dụng phụ thoáng qua(chóng mặt, ngứa da…) còn có những tác dụng phụ lâu dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống như đau đầu, mệt mỏi, sạm da, ung thư thứ phát, vô sinh,…

Y học ngày càng hiện đại, chất lượng cuộc sống tăng lên, điều này thôi thúc các nhà khoa học tìm tòi các phương pháp điều trị ung thư mới ưu việt hơn, khắc phục được những tác dụng không mong muốn của các phương pháp cũ. Liệu pháp miễn dịch ra đời,mở ra bước đi mới cho ngành y tế trong việc điều trị ung thư vú nói riêng và bệnh ung thư nói chung.

  1. Miễn dịch là gì?

Theo quan niệm cũ : “Miễn dịch là khi cơ thể này không mắc bệnh truyền nhiễm còn những cơ thể khác lại mắc bệnh truyền nhiễm tuy ở trong cùng điều kiện”.

Hiện nay định nghĩamới về miễn dịch như sau: Miễn dịch là khả năng nhận biết, đáp ứng và phòng vệ của toàn bộ cơ thể đối với các yếu tố mang thông tin lạ(những yếu tố không thuộc cơ thể mình), đây là phương thức đề kháng tựvệ của cơ thể người. Yếu tố lạ bao gồm kháng nguyên nội sinh và kháng nguyên ngoại sinh. Kháng nguyên được sản xuất bên trong tế bào, là kết quả của quá trình chuyển hoá không bình thường do tế bào nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc ung thư hoá. Khi phát hiện ra kháng nguyên lạ bên trong cơ thể, một hệ thống các tế bào, phân tử đặc hiệu sẽ được hoạt hóa nhằm nhận biết, vô hiệu hóa và tiêu diệt các kháng nguyên, sauđó tạo ra những tế bào đặc hiệu gọi là kháng thể nhằm loại bỏ chúng.

 

Miễn dịch có 2 loại chính là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

Miễn dịch tự nhiên: là những miễn dịch bẩm sinh đã có hoặc những miễn dịch có được do cơ thể sinh kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên nhất định, ví như người đã từng bị mắc các bệnh thủy đậu, zona, sốt xuất huyết thì cơ thể tạo ra miễn dịch giúp chúng ta không bị tái nhiễm trong suốt cuộc đời.

Miễn dịch nhân tạo: là miễn dịch có được nhờ chủ động tiêm vaccine phòng bệnh: Viêm gan B, lao, sởi, cúm, viêm não Nhật Bản,… nên tỉ lệ mắc bệnh sau đó rất thấp hoặc không có

Các tế bào tham gia vào quá trình miễn dịch là các tế bào bạch cầu: bao gồm các đại thực bào, các tế bào lympho (tế bào lympho T và lympho B), và nổi trội nhất là tế bào NK

Tế bào NK (hay còn gọi là tế bào diệt tự nhiên) đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch tự nhiên. Thông thường, tế nào NK nhận diện được kháng nguyên lạ, kích hoạt giải phóng cytokins và tiêu diệt chúng. Các tế bào NK còn được gọi là “sát thủ tự nhiên”vì chúng có thể phát hiện các tế bào bị căng bất thường mà không cần có mặt kháng nguyên kháng thể, nhờ vậy mà đáp ứng miễn dịch xảy ra nhanh hơn, tiêu diệt các tế bào gây hại kín đáo mà các tế bào miễn dịch khác không nhận ra được.

Đại thực bào là các tế bào có nhiệm vụ nuốt những tế bào chết, mảnh tế bào, vi khuẩn, virus và các tế bào lạ như tế bào ung thư. Sau khi nuốt và tiêu diệt chúng, đại thực bào xử lý kháng nguyên, phân giải chúng thành các peptide và trình diện chúng với các tế bào trình diện kháng nguyên (antigen-presentin cells APCs). Các tế bào PACs này tiếp tục truyền thông tin đến các tế bào lympho T nhằm khởi động hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Việc trình diện kháng nguyên này giữ vai trò trung tâm cho  miễn dịch thể dịch cũng như miễn dịch qua trung gian tế bào.

Tế bào lympho: Các tế bào lympho là những tế bào bạch cầu chịu trách nhiệm chính trong đáp ứng miễn dịch, trong đó có dòng lympho B và lympho T chịu trách nhiệm khởi phát hệ thống miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch

 

    2. Lịch sử liệu pháp miễn dịch

Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng liệu pháp miễn dịch để điều trị ung thư. Năm 1850, các bác sĩ của CHLB Đức nhận ra rằng, khối u của bệnh nhân ung thư co nhỏ lại khi họ bị các bệnh nhiễm trùng. Đó là khi hệ miễn dịch hoạt động mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn xâm nhập. Quan sát đó khiến các nhà khoa học đặt ra câu hỏi và nghiên cứu tìm câu trả lời: “Liệu hệ miễn dịch có khả năng giúp cơ thể kiểm soát và chống lại ung thư?”. Các nghiên cứu về liệu pháp miễn dịch được tiến hành từ đó. Hiện nay, phương pháp điều trị này đã được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia với nhiều phương án nghiên cứu và tiếp cận điều trị khác nhau.

 

  3. Cơ chế điều trị ung thư vú bằng liệu pháp miễn dịch

Các yếu tố ngoại lai như vi khuẩn, virus, nấm,… thường có chất protein trên lớp vỏ của chúng khiến lớp vỏ của chúng khác với vỏ tế bào thuộc cơ thể người. Nhờ vậy mà hệ thống miễn dịch dễ dàng nhận ra các yếu tố ngoại lai đó và phát động hệ thống miễn dịch tấn công tiêu diệt chúng để bảo vệ cơ thể.

Vì một nguyên nhân nào đó (đột biến gen, nhiễm xạ, nhiễm độc, …),các tế bào bình thường bị biến đổi, biến tính thành tế  bào “ bất thường”. Vì có nguồn gốc từ chính các tế bào trong cơ thể nên giai đoạn đầu, hệ miễn dịch khó khăn trong việc nhận dạng và tiêu diệt các tế bào bị biến đổi này và chúng , các tế bào bất thường này sinh trưởng và phát triển với tốc độ rất nhanh tạo ra khối u. Các tế bào khối u cũng có một lớp protein lạ bao phủ trên màng tế bào khiến chúng khác với tế bào lành và bị coi là “kẻ phản bội” trong hàng ngũ các tế bào lành. Hệ thống miễn dịch coi “kẻ phản bội” này là yếu tố lạ nên phát động miễn dịch hệ thống,hoạt hóa các bạch cầu bao gồm bạch cầu lympho và đại thực bào tiêu diệt tế bào tính tủy xương (tế bào sinh ra từ tuỷ xương), tế bào bị lão hoá (các tế bào bị lão hoá, không đảm bảo chức năng có nguy cơ bị biến tính thành tế bào ung thư)…ung thư, kiểm soát và phòng chống ung thư.

Những người có gen bị lỗi hoặc bị nhiễm trùng, nhiễm virus, HIV-AIDS, bệnh ác tính tủy xương, cắt lách, cao tuổi,… thường bị suy giảm miễn dịch. Khi đó, hệ miễn dịch không đủ mạnh để tiêu diệt hết các tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch sử dụng các chất hay kháng thể đặc hiệu nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của cơ thể với yếu tố lạ, tiếp sức giúp cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn di căn.

Để nâng cao miễn dịch cho bệnh nhân ung thư vú, các bác sĩ lấy khoảng 10ml-30ml máu ngoại vi, là máu lấy từ các tĩnh mạch ở tay và chân. Sau khi tách chiết các tế bào miễn dịch từ máu toàn phần đó, các tế bào được nuôi cấy và hoạt hóa chức năng chuyên biệt trong phòng thí nghiệm. Đến khi có đủ số lượng các tế bào với chức năng mong muốn, các tế bào đó được truyền trở lại cơ thể bệnh nhân, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, kiểm soát và đẩy lùi ung thư.

Trên đây chỉ là cách cơ bản nhất của liệu pháp miễn dịch, ngoài ra còn có nhiều phương pháp khác như tiêm vaccine phòng ung thư, liệu pháp miễn dịch hệ thống.

 

Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu tác dụng của từng phương pháp!

 

   4. Các loại liệu pháp miễn dịch để điều trị ung thư vú

Các loại liệu pháp miễn dịch chính hiện đang được sử dụng để điều trị ung thư vú bao gồm:

Kháng thể đơn dòng: kháng thể đơn dòng là những kháng thể đặc hiệu duy nhất được tạo ra với số lượng lớn, đáp ứng với kháng nguyên của các tế bào ung thư.

Vaccine ung thư: Vaccine là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Chúng ta thường nghĩ chúng được đưa vào cơ thể giúp phòng một số bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng một số vaccine còn có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư, trong đó có ung thư vú. Một số loại vaccine ung thư là : vaccine phòng bệnh, vaccine điều trị, vaccine tế bào ung thư, vaccine kháng nguyên và vaccine dựa theo vetor.

Liệu pháp miễn dịch với cytokins: Cytokins là một chất truyền tin quan trọng của hệ miễn dịch, có vai trò kích hoạt đáp ứng. Liệu pháp này sử dụng các loại thuốc chứa một lượng lớn cytokins nhân tạo, khi truyền vào cơ thể giúp khởi phát, hoạt hóa chuỗi dây chuyền đáp ứng miễn dịch. Các thuốc được dùng nhiều hiện giờ như IL-2 (proleukin), interferons (thuốc thúc đẩy khả năng tấn công tế bào ung thư) và GM-CFS (thuốc kích tủy xương, thúc đẩy các tế bào máu trưởng thành, trong đó có các tế bào bạch cầu mang thẩm quyền miễn dịch)

Virus ly giải tế bào ung thư: Virus khi xâm nhập vào cơ thể thường bám dính vào các tế bào đặc hiệu và phá hủy chúng, gây ra các triệu chứng có hại cho cơ thể. Các nhà khoa học lợi dụng đặc tính này để tiêm trực tiếp virus vào khối u. Virus sau khi xâm nhập sẽ ly giải các tế bào ung thư, cơ thể cũng vì vậy mà tạo ra đáp ứng với các tế bào bị nhiễm virus đó

Các liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu: Phương pháp điều trị này tăng cường hệ thống miễn dịch một cáchhệ thốnggiúp tiêu diệt các tế bào ung thư ở khắp nơi trong cơ thể, áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân ung thư vú đã có nhiều ổ di căn, hoặc để nhằm dự phòng di căn.

Ngày nay, các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu thêm nhiều loại thuốc miễn dịch khác để điều trị ung thư vú, đem lại hy vọng cho hàng triệu người mắc ung thư vú trên khắp thế giới.

 

   5. Tính ưu việt của liệu pháp miễn dịch

Nếu như các phương pháp điều trị ung thư khác đều có tác dụng phụ hay nhược điểm nhất định thì liệu pháp miễn dịch cho thấy tính ưu điểm vượt trội. Nó khắc phục được nhược điểm của các phương pháp truyền thống và có nhiều tác dụng tích cực khác, ví dụ như:

Không gây tác dụng phụ cho cơ thể, không gây hại cho các tế bào lành

Tăng cường hệ miễn dịch giúp không chỉ kiểm soát và chống lại ung thư mà còn bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lạ khác như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,..

Kéo dài tuổi thọ của những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn muộn, đặc biệt những người không thể phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị

Phối hợp với các phương pháp điều trị khác giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn.

 

   6. Kết luận

Liệu pháp miễn dịch được coi là phát minh vĩ đại, vị cứu tinh của những bệnh nhân ung thư vú. Đã có mười bốn nghìn người được điều trị bằng phương pháp này trên khắp thế giới và đem lại kết quả rất khả quan. Mặc dù ở Việt Nam phương pháp này còn khá mới lạ, nhưng bước đầu đã được nhìn nhận đúng đắn và sử dụng ngày một rộng rãi. Trong tương lai, liệu pháp miễn dịch sẽ trở thành một trong các phương pháp quan trọng nhất và không thể thiếu trong phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân ung thư, đem lại hy vọngcho hàng ngàn bệnh nhân ung thư vú.

 

Tài liệu tham khảo

 

http://www.intersol.com.vn/401/1143/benh-ung-thu/dieu-tri-ung-thu-bang-lieu-phap-mien-dich.htm

http://www.vienungthu.com/uu-diem-cua-lieu-phap-mien-dich-dieu-tri-ung-thu.html

http://nhathuoc365.com/kien-thuc-phong-va-tri-benh-ung-thu/dieu-tri-ung-thu-bang-lieu-phap-te-bao-mien-dich-386.html

http://vustathaibinh.vn/Tin-Tuc/left41/695_Khang-the-don-dong-va-nhung-ung-dung-trong-dieu-tri

https://vi.wikipedia.org/wiki/Miễn_dịch

[Tìm hiểu ung thư] Liệu pháp miễn dịch- Immunotherapy

 

Share this post

Trả lời

error: Content is protected !!