Tầng 3, nhà L2-9, ngõ 70 Lưu Hữu Phước Mỹ Đình, Hà Nội
Thứ 2 - Thứ 6 : 8.00 - 18.00

Blog

Điều trị Ung thư vú ở người trẻ

Ung thư vú là một trong những loại ung thư hay gặp hàng đầu ở phụ nữ.Ung thư vú cùng với ung thư cổ tử cung là 2 bệnh ung thư có số lượng mắc mới và gây tử vong lớn nhất hiện nay ở giới nữ. Bệnh thường xuất hiện ở những phụ nữ ngoài 40 tuổi, đặc biệt là những bệnh nhân trong khoảng 55-60. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỉ lệ phụ nữ trẻ mắc ung thư vú tăng lên một cách đáng báo động. Mỗi năm, bệnh viện K Trung Ương tiếp nhận khoảng 50-60 ca ung thư vú dưới 30 tuổi, thậm chí có nhiều bệnh nhân mới ở độ tuổi 20, chưa lập gia đình và đang đi học. Những phụ nữ trẻ mắc bệnh bị ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, chất lượng cuộc sống, công việc của bản thân và gia đình.­ Chính vì vậy,khi lựa chọn liệu pháp điều trị ung thư vú cho bệnh nhân trẻ, các bác sĩ không chỉ cân nhắc tác dụng phụ cấp tính của điều trị mà còn quan tâm đến tác dụng phụ muộn để đảm bảo tuổi thọ lâu dài của bệnh nhân cũng như chất lượng cuộc sống của họ.

Vậy có những phương pháp điều trị ung thư vú nào? Phương pháp nào là tối ưu với người trẻ tuổi bị ung thư vú?

Điều trị ung thư vú có hai hướng chính: Điều trị tại chỗ và điều trị hệ thống

Điều trị tại chỗ: là những phương pháp tác động trực tiếp với đích đến là khối ung thư mà không ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể. Phẫu thuật và xạ trị là 2 phương pháp điển hình của hướng điểu trị này

Điều trị hệ thống:là phương pháp không nhắm vào một đích cụ thể nào mà tiêu hủy tế bào ung thư ở bất cứ nơi nào trong cơ thể người. Quan điểm ngày nay thay đổi, coi ung thư không phải là bệnh tại chỗ mà là bệnh toàn thân nên các phương pháp điều trị hệ thống ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện nhiều hơn, áp dụng rộng rãi hơn, đem lại kết quả khả quan hơn. Trong số đó có điều trị bằng phương pháp nội tiết, hóa trị và đặc biệt là phương pháp miễn dịch được ưu tiên nghiên cứu và ứng dụng hàng đầu.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về các phương pháp điều trị này.

  1. Phẫu thuật:

+ Phẫu thuật cắt bỏ vú:  Cắt toàn bộ vú kèm nạo vét hạch. Thường áp dụng khi khối u lớn trên 3 cm hoặc khối u đa ổ

+ Phẫu thuật bảo tồn vú: Chỉ cắt bỏ riêng khối u hoặc một phần tuyến vú. Phẫu thuật loại này thường áp dụng với các khối u khu trú có kích thước nhỏ hơn 3 cm, cần phải đảm bảo diện cắt âm tính và nạo vét kỹ hạch.

Đối với phụ nữ trẻ, để đảm bảo chất lượng cuộc sống thì sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú thường được phẫu thuật tạo hình tuyến vú.Tạo hình giúp tuyến vú hậu phẫu thuật trở về gần với hình dạng sinh lý, đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp bệnh nhân tự tin hơn trong giao tiếp, công việc hằng ngày.

 

Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật vẫn còn một số hạn chế sau:

  • Bệnh nhân phải trải qua một ca mổ khiến sức khoẻ bị ảnh hưởng xấu, hệ miễn dịch bị suy giảm,
  • Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng huyết, áp xe vú,
  • Để lại sẹo, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhất là các phụ nữ trẻ,
  • Các tế bào lành xung quanh khu vực phẫu thuật cũng bị ảnh cắt bỏ.

 

  1. Xạ trị

Đây là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao chiếu trực tiếp vào khối u, vùng da xung quanh khối u, hạch hoặc các tổ chức có u thâm nhiễm. Xạ trị có thể được áp dụng cả trước hoặc sau phẫu thuật.Xạ trị trước phẫu thuật thường được áp dụng cho các khối u có kích thước lớn nhằm teo nhỏ kích thước khối u và nhờ đó giảm biến chứng khi phẫu thuật.Xạ trị sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt những tế bào còn sót lại để giảm tỉ lệ sót u và tránh tái phát sau này. Chính vì vậy, xạ trị là một phương pháp quan trọng hậu phẫu thuật trong điều trị ung thư vú.

+ Nhược điểm: Xạ trị có thể gây một số tác dụng phụ như mệt mỏi, rụng lông xung quanh khu vực chiếu tia, bỏng rát, ngứa và khô da, dị ứng nổi mẩn, giảm chức năng tình dục thậm chí có thể gây vô sinh ở những phụ nữ trẻ.

 

  1. Hóa trị

Điều trị ung thư vú là sự kết hợp đa mô thức như: phẫu thuật, xạ trị, nội tiết, sinh học, hoá trị, trong đó điều trị hóa chất đóng một vai trò quan trọng. Điều trị hóa chất thường được chỉ định cho những trường hợp ung thư vú có nguy cơ tái phát cao, di căn hạch, khối u có kích thước lớn hơn 1,5 cm, ung thư vú thể viêm và đặc biệt là ở những người trẻ tuổi

+ Nhược điểm: Các tác dụng phụ có thể gặp là thiếu máu, buồn nôn và nôn, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, rụng tóc, viêm loét miệng, đôi khi có thể gây độc thần kinh và độc cho tim.

 

  1. Nội tiết

Estrogen là hormone sinh dục nữ, hay còn được gọi là nội tiết tố nữ.Đây là hormone quan trọng trong sự phát triển, dậy thì, tạo chu kì kinh nguyệt của phụ nữ.Những tác động này được điều hòa thông qua trung gian thụ thể nhân tế bào Estrogen (viết tắt là ER). Tuy nhiên, nếu tiếp xúc liều cao liên tục trong một thời gian dài thì nó lại trở thành yếu tố nguy cơ gây ungthư vú. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng estrogen nuôi dưỡng tế bào ung thư vú khiến các khối ung thư phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, liệu pháp nội tiết được áp dụng nhằm ngăn chặn tác dụng của hormone estrogen hoặc ngăn chặn cơ thể sản xuất hormone với mục đích làm ngừng hoặc chậm tăng trưởng các khối u ung thư vú. Các biện pháp cụ thể là:

 

+ Chặn chức năng buồng trứng bằng:

  • Cắt buồng trứng cơ học
  • Hủy chức năng buồng trứng bằng phương pháp xạ trị
  • Dùng thuốc ức chế tạm thời chức năng buồng trứng

+ Chặn sản xuất estrogen: Là phương pháp sử dụng thuốc ngăn quá trình sản xuất estrogen khiến cơ thể thiếu hụt estrogen, qua đó hạn chế tốc độ phát triển của khối u

+ Chặn tác dụng của estrogen: Các thuốc đối kháng khiến estrogen được sản xuất ra bình thường nhưng không còn tác dụng

 

+Nhược điểm: Liệu pháp hormone chỉ có tác dụng với những bệnh nhân ung thư vú do nguyên nhân nội tiết và nhạy cảm với hormone. Sàng lọc những bệnh nhân ung thư vú cho thấy có khoảng 70% bệnh nhân có thụ thể nội tiết dương tính (ER+), đồng nghĩa với việc liệu pháp hormone chỉ được áp dụng điều trị cho 70% bệnh nhân ung thư vú. 30% bệnh nhân còn lại cần tìm đến một phương pháp khác phù hợp hơn.

Các hormone ngoài tác dụng lên khối u còn có ảnh hưởng đến hàng loạt các cơ quan khác.Vì vậy, khi ức chế hormone có thể gây một số tác dụng không mong muốn như: sạm da, rụng tóc, đau bụng, suy giảm chức năng sinh dục…

 

  1. Miễn dịch

Điều trị ung thưbằng liệu pháp miễn dịch là phương pháp mới để điều trị ung thư vú.Nó là bước ngoặt của ngành y tế nói chung, chuyên ngành ung thư học nói riêng, và được mệnh danh là liệu pháp chữa ung thư của tương lai. Nếu như các phương pháp khác như phẫu thuật, xạ trị sử dụng các tác nhân bên ngoài tiêu diệt tế bào ung thư thì liệu pháp miễn dịch kích thích tăng cường miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể tiêu diệt ung thư từ bên trong. Có 2 phương pháp chính là miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ động:

  • Miễn dịch chủ động : Dùng chất kích thích miễn dịch đưa vào cơ thể bệnh

nhân

  • Miễn dịch thụ động: Tách lấy kháng nguyên tế bào ung thư của bệnh nhân đưa vào cơ thể sống khác (người khác hoặc động vật thí nghiệm khác). Tại đây, cơ thể sống tạo được kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên ung thư, gây được miễn dịch với tế bào ung thư. Sử dụng một phần huyết thanh đã được gây miễn dịch tiêm ngược trở lại người bệnh để các tế bào miễn dịch tiêu diệt ung thư.

 

Liệu pháp miễn dịch có nhiều ưu điểm vượt trội

+ An toàn, không gây hại cho cơ thể người bệnh

+ Các tế bào miễn dịch không gây hại cho tế bào khỏe mạnh, không để lại tác dụng phụ và biến chứng

+ Không chỉ chữa ung thư vú, liệu pháp này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được nhiều bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus khác

+Tiêu diệt, phòng chống và ngăn chặn tái phát ung thư

 

Nhờ những ưu điểm như vậy mà liệu pháp miễn dịch được chỉ định rộng rãi cho các loại bệnh ung thư khác nhau, các giai đoạn bệnh khác nhau và các giai đoạn điều trị khác nhau

  • Điều trị ung thư giai đoạn đầu (0,1)
  • Điều trị hỗ trợ trước và sau phẫu thuật ung thư
  • Điều trị ngăn ngừa tái phát sau ung thư
  • Điều trị ung thư giai đoạn cuối nhằm kéo dài tuổi thọ

 

Mỗi phương pháp kể trên đều có cơ chế tiêu diệt ung thư riêng, ưu nhược điểm riêng nên được cân nhắc điều trị cho các giai đoạn ung thư vú khác nhau. Để tăng hiệu quả điều trị, giảm biến chứng, giảm tái phát, có thể cân nhắc phối hợp sử dụng đa phương pháp điều trị cùng lúc.

Kết luận

­­Ung thư vú không thường gặp ở phụ nữ trẻ nhưng khi tấn công nó có sức mạnh tàn phá mạnh mẽ đối với bệnh nhân và gia đình của họ, kể cả sức khỏe lẫn tinh thần. Tuy nhiên, có một điều may mắn là phụ nữ trẻ đáp ứng điều trị tốt hơn phụ nữ có tuổi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ mắc phải ung thư vú độ tuổi 20 và 30 có tỷ lệ điều trị thành côngcao và hồi phục rất tích cực. Tỷ lệ tăng sinh tế bào khối u và mức độ thụ thể estrogen của phụ nữ trẻ thấp hơn so với bệnh nhân ung thư cùng giai đoạn nhưng trên 50 tuổi.Chính vì vậy, người trẻ cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình, chủ động tầm soát ung thư từ sớm để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Tài Kiệu tham khảo

 

Share this post

Trả lời

error: Content is protected !!