Tầng 3, nhà L2-9, ngõ 70 Lưu Hữu Phước Mỹ Đình, Hà Nội
Thứ 2 - Thứ 6 : 8.00 - 18.00

Blog

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Dinh dưỡng là phần quan trọng trong quá trình điều trị. Ăn đúng các loại thức ăn trước, trong và sau điều trị có thể giúp người bệnh cảm thấy khoẻ hơn, tăng cường sức đề kháng. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh phải ăn uống đấy đủ thức ăn chứa dinh dưỡng gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước.

Và trong bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ về những nguyên tắc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư.

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Muốn có đủ sức khỏe để chống chọi với căn bệnh và quá trình điều trị nặng nề, muốn hạn chế biến chứng và tác dụng phụ của phương pháp điều trị ở mức thấp nhất có thể, muốn có chất lượng sống tốt để ngăn ngừa tái phát khi bệnh đã điều trị khỏi, bệnh nhân cần phải có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đúng cách và phù hợp với từng giai đoạn điều trị theo những nguyên tắc cơ bản sau:

1. Đảm bảo chế độ ăn đủ năng lượng, đạm, nước và các chất

– Nhu cầu năng lượng: 25-30kcal/kg/ngày.

– Nhu cầu đạm 1,5-2g/kg/ngày.

– Nhu cầu nước 1ml/kcal/ngày (cộng với lượng nước mất bất thường)

Điều trị ung thư, đặc biệt ung thư đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng…, bệnh nhân sẽ mệt mỏi, chán ăn, cần chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (6-12 cữ), nên ăn nhiều vào bữa sáng (1/3 năng lượng cả ngày) và chia nhỏ các bữa ăn tiếp theo. Chọn thức ăn giàu năng lượng, giàu đạm, uống nhiều nước, đặc biệt những thức uống có chứa dưỡng chất, sữa, nước ép (trái cây, rau, thịt), thức ăn nghiền… và nên đa dạng hoá thức ăn, tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn…giúp bệnh nhân ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn.

2. Lựa chọn thức ăn không làm nặng thêm triệu chứng hiện có

Điều trị ung thư làm ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa nên 1 số thói quen ăn uống sẽ bị thay đổi. Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy khi uống sữa trong khi trước đó bệnh nhân không bị, hoặc mau cảm thấy đầy bụng, nôn khi ăn vài loại thức ăn… Do đó bệnh nhân nên ghi chép, ghi nhớ lại những thức ăn gây khó chịu để không ăn nữa và tập ăn lại khi thấy khỏe hơn, trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để có hướng dẫn cụ thể hơn.

3. Nâng đỡ hệ miễn dịch lên mức tối ưu

Khi hóa trị điều trị ung thư, một lượng lớn tế bào máu gồm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu bị suy giảm, do đó khả năng đề kháng cơ thể với môi trường ngoài cũng yếu đi. Hiện chưa có thức ăn nào được chứng minh làm tăng bạch cầu nhưng có 1 số thực phẩm chức năng giúp làm tăng tốc độ lưu thông bạch cầu, giúp bổ sung những chất cần cho quá trình tổng hợp bạch cầu. Chất này thường chỉ định cho bệnh nhân suy dinh dưỡng trước mổ hay có biến chứng nhiễm trùng hay vết thương không lành sau mổ bao gồm: omega 3, kẽm, vitamin C và đặc biệt là beta-glucan (1,3/1,6).

Bela-glucan (1,3/1,6) có tác dụng giúp các đại thực bào và bạch cầu hoạt động một cách tối ưu.

4. Vận động thể lực, kiểm soát cân nặng chuẩn

Vân động thể lực kiểm soát cân nặng luôn cần chú ý ngay cả khi đang trong quá trình điều trị ung thư vòm họng. Tập thể dục giúp cải thiện sự ngon miệng, giúp mau tiêu hóa thức ăn, tăng nhu động ruột, giúp tinh thần thư giãn, giúp tăng tạo khối cơ, giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, hô hấp, tim mạch. Có thể tập nhiều lần trong ngày, mỗi lần 5-10 phút tùy theo sức khỏe hiện có. Trong giai đoạn hồi phục chế độ luyện tập nên được đẩy lên cao hơn với mục đích kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa tái phát, tối thiểu tập 30 phút cường độ vừa và mức độ 5 lần/tuần.

5. Điều trị những triệu chứng ảnh hưởng dinh dưỡng

Những dấu hiệu như cảm giác đau, nôn hay buồn nôn tiêu chảy hay táo bón … nếu được kiểm soát tốt bằng thuốc, việc ăn uống sẽ thuận lợi hơn. Đôi khi tác dụng phụ hay biến chứng của phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị có thể kiểm soát tốt bằng thuốc, nên khuyên bệnh nhân không ngần ngại nói chuyện với bác sĩ điều trị để được cho thuốc cũng như tư vấn về chế độ ăn.

6. Nuôi ăn đường tĩnh mạch

Đây là cách dinh dưỡng mà bệnh nhân và bác sĩ rất ưa dùng. Tuy nhiên dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch không thể thay thế đường tiêu hóa vì nhiều lý do như làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng, niêm mạc ruột bị hủy hoại không hồi phục, hạn chế vận động, chi phí tốn kém. Vai trò của dinh dưỡng tĩnh mạch giai đoạn cuối chưa được chứng minh rõ ràng.

 

Đa số người bệnh chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư để nâng cao thể trạng. Mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi chết do khối u. Rõ ràng, việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều rất cần thiết trong việc hỗ trợ điều trị ung thư. Vì vậy, nếu bạn hay người thân của mình đang điều trị ung thư thì hãy lưu tâm tới vấn đề này nhé.

KINGAGARICUS100 (KA21) SẢN PHẨM HỖ TRỢ BỆNH NHÂN UNG THƯ – Được nhập khẩu NGUYÊN HỘP và phân phối ĐỘC QUYỀN bởi Công ty TNHH THƯƠNG MẠI K&K VIỆT NAM. Website: https://knkvietnamtrading.com

Fanpage: https://www.facebook.com/Kingagaricus100

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hotline: 0982 542 035

Giao hàng TẬN NƠI VÀ MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN trên toàn quốc

Share this post

Trả lời

error: Content is protected !!