Tầng 3, nhà L2-9, ngõ 70 Lưu Hữu Phước Mỹ Đình, Hà Nội
Thứ 2 - Thứ 6 : 8.00 - 18.00

Blog

NÂNG CAO HỆ MIỄN DỊCH CHỐNG VIRUS CORONA 19 CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

Hệ miễn dịch tạo ra rào chắn để ngăn virus xâm nhập vào cơ thể.

Trong các số trước chúng tôi đã phân tích tác động của COVID-19 đến sức khoẻ của bệnh nhân ung thư cũng như những nguy cơ có thể lây nhiễm loại virus nguy hiểm này. Vậy làm thế nào để phòng tránh sự lây nhiễm cũng như chuẩn bị sẵn sàng về sức khoẻ cũng như tinh thần cho bệnh nhân trong thời điểm dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại?

Thuộc nhóm người có nguy cơ bị tác động lớn bởi COVID-19, bệnh nhân ung thư và những người có tiền sử mắc ung thư cần sẵn sàng đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao.

Tăng cường hệ miễn dịch chính là chìa khoá dành cho nhóm người này.

Vì sao cần tăng cường hệ miễn dịch?

Như các bạn đã biết, hệ miễn dịch của cơ thể người đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn, virus… Khi hệ miễn dịch suy giảm, các tế bào miễn dịch hoạt động kém, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập, kết hợp với các bệnh có sẵn trong cơ thể (khối u ác tính) khiến cho cơ thể người bệnh nhanh chóng bị suy kiệt dẫn đến tử vong.

Tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch vừa là để chống lại tác động của khối u, giảm nhẹ tác dụng phụ của việc điều trị, đồng thời chính là để chống lại virus COVID-19. Có rất nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch như bổ sung dinh dưỡng, vận động cơ thể với những bài tập phù hợp, sử dụng thực phẩm bổ sung giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Bổ sung dinh dưỡng

Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể, tạo điều kiện “lý tưởng”cho virus dễ dàng xâm nhập cơ thể. Tình trạng này có thể do quá trình điều trị, do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh và phần lớn nguyên nhân là do khối u gây ra. Khối u ác tính là thay đổi quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng bình thường, làm cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá huỷ, bao gồm cả các khối cơ. Người mắc ung thư cần bổ sung chế độ ăn uống đủ chất, đặc biệt bổ sung vitamin C, các thức ăn giàu chất chống oxy hoá, giàu vitamin D để tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra cần phải ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm theo nhóm chất đạm – bột, đường – chất béo – vitamin, khoáng chất.

Về vấn đề kiêng khem, GS.TS Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện  Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng; Phụ trách Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K cho biết: “Phải khẳng định là không thể phân tách rạch ròi thức ăn nào là dành cho tế bào khỏe mạnh, thức ăn nào là dành cho tế bào ung thư. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Do vậy hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư với ý nghĩa hồi phục tình trạng suy mòn/suy dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến ung thư”

Bệnh nhân ung thư hãy vận động thay vì chỉ nằm nghỉ!

PGS.TS Jorge Nieva thuộc Viện Ung thư toàn diện USC Norris, Đại học Nam California (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu vận động của bệnh nhân ung thư theo thang điểm Karnofsky và thang ECOG (thang điểm phổ biến đánh giá vận động của bệnh nhân ung thư), cho thấy mức độ hoạt động càng cao thì tỉ lệ tử vong càng thấp. Thông qua các nghiên cứu lâm sàng mà ông thực hiện đối với các bệnh nhân ung thư của mình, ông đúc kết: “Bệnh nhân chăm vận động có tỉ lệ biến chứng thấp nhất trong điều trị”. Nghiên cứu lâm sàng của nhóm giáo sư, bác sĩ đứng đầu là PGS.TS Jorge Nievea cho kết quả là mức độ vận động phù hợp nhất đối với bệnh nhân ung thư, tuỳ giai đoạn, là đi bộ trong vòng 1 giờ mỗi ngày và duy trì nó trong suốt quá trình điều trị.

Vận động thể chất còn là một phương pháp hiệu quả hỗ trợ rất lớn trong quá trình điều trị ung thư. Tập thể thao giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, kiểm soát một số hormone kích thích sự lan rộng của ung thư, làm thay đổi các gên liên quan đến ung thư hoạt hoá hay bật hoạt. Tăng cường vận động ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của các kháng thể và các tế bào miễn dịch quan trọng như bạch cầu. Khi cơ thể bắt đầu và duy trì quá trình vận động, kháng thể và bạch cầu có thể lưu thông nhanh hơn, điều này giúp phát hiện các tế bào bất thường và tiêu diệt chúng nhanh hơn. Bên cạnh đó, cơ thể sinh nhiệt trong quá trình vận động cũng giúp ngăn vi khuẩn phát triển, chống lại sự nhiễm trùng tốt hơn. Việc vận động ngoài trời vào sáng sớm cũng giúp cơ thể hấp thụ tốt vitamin D, một trong những vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chuyển hoá tế bào, hỗ trợ chống lại sự di căn của tế bào ung thư.

Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với việc vận động thường xuyên, bệnh nhân không còn cảm thấy áp lực của việc điều trị, không còn stress, điều này cũng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thế. Tuy vậy nếu tham gia vận động ngoài trời, bệnh nhân cần tuân thủ các quy định như đeo khẩu trang, mang nước sát khuẩn để sử dụng thường xuyên và giữ khoảng cách với những người xung quanh để tránh nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

 

Source: https://thanhnien.vn/suc-khoe/benh-nhan-ung-thu-hay-van-dong-cham-chi-thay-vi-nam-nghi-1011549.html

https://suckhoedoisong.vn/giam-van-dong-co-lam-giam-chuc-nang-he-mien-dich-n172348.html

https://yhoccongdong.com/thongtin/van-dong-trong-dieu-tri-chien-si-moi-tren-mat-tran-chong-ung-thu/

 

Share this post

Trả lời

error: Content is protected !!