Tầng 3, nhà L2-9, ngõ 70 Lưu Hữu Phước Mỹ Đình, Hà Nội
Thứ 2 - Thứ 6 : 8.00 - 18.00

Blog

Sinh thiết u gan và những điều bạn cần biết

Hiện nay sinh thiết khối gan là phương pháp được các bác sĩ sử dụng rất phổ biến. Nhờ phương pháp này mà nhiều bệnh nhân được nhận những phác đồ điều trị phù hợp giúp bệnh nhanh khỏi. Vậy bạn có biết gì về phương pháp này không? Nếu không biết thì bạn có thể tìm hiểu ngay những thông tin liên quan sau đây.

Sinh thiết khối u gan là gì?

Sinh thiết gan- Chọc hút tế bào gan: là một thủ thuật mà bác sĩ sẽ dùng một kim sinh thiết (một dụng cụ bằng kim loại) nhỏ chọc qua da lấy một mảnh nhỏ nhu mô gan làm xét nghiệm (mảnh nhỏ tổ chức gan này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi). Điều này sẽ giúp bác sĩ biết được gan của bạn có bị tổn thương hay không và nó bị phá hủy mạnh thế nào, liệu có tế bào bất thường ở gan hay không

Sinh thiết khối u gan – Thủ thuật y học hiện đại phát hiện nhanh bệnh về gan

Việc sử dụng thủ thuật này giúp các bác sĩ có thể phát hiện ra nhiều căn bệnh gan nguy hiểm. Bệnh nhân được điều trị sớm, đúng hướng. Điều này giúp khả năng chữa khỏi bệnh cao hơn. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong cũng từ đó giảm xuống một cách đáng kể.

Khi gan mới xuất hiện các triệu chứng bất thường ở mức nhẹ sẽ rất khó chẩn đoán. Tuy nhiên khi sử dụng sinh thiết gan thì nó sẽ giúp xác định rõ ràng hơn về bệnh như:

Xơ gan

Viêm gan

U gan

Ung thư gan

Ngoài ra thủ thuật này còn có thể chẩn đoán ra các nguyên nhân gây ra bệnh gan như:

Bệnh gan do rượu

Viêm gan tự nhiên

Gan ứ sắt

Gan nhiễm mỡ không do rượu

Xơ gan ứ mật nguyên phát,…

Nhờ sự hiệu quả trong chẩn đoán bệnh mà thủ thuật này ngày càng được áp dụng nhiều. Sức khỏe của người dân cũng được chăm sóc kỹ càng hơn.

Các loại sinh thiết khối u gan thường xuyên được áp dụng hiện nay

Sinh thiết khối u gan chủ yếu gồm 3 loại chính. Mỗi loại có một cách áp dụng khác nhau. Tuy nhiên thủ thuật sinh thiết qua da được sử dụng nhiều nhất. Sau đây là thông tin chi tiết về các loại sinh thiết giúp bạn hiểu hơn.

Có 3 loại sinh thiết khối u phổ biến hiện nay

Có hai cách để làm sinh thiết gan. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn cách làm tốt nhất, phù hợp nhất.

Cách phổ biến nhất là sử dụng một kim đặc biệt để lấy một mảnh gan nhỏ qua da (Percutaneous biopsy)

Ít phổ biến hơn là bác sĩ sẽ sinh thiết gan qua tĩnh mạch vùng cổ của bạn hoặc có thể đặt kim sinh thiết ở vị trí khác của bụng tới gan ( ví dụ như qua phẫu thuật) (Transjugular biopsy)

Ngoài ra, 1 cách khác ít được áp dụng là sinh thiết bằng nội soi Sinh thiết bằng nội soi (Laparoscopic biopsy) Dù hiệu quả của loại sinh thiết này cũng rất là tốt nhưng không được áp dụng nhiều.

Sinh thiết khối u gan áp dụng cho những đối tượng nào?

Sinh thiết khối u gan hầu hết được dùng khi chẩn đoán và xác định các khối u ung thư gan. Tuy nhiên thủ thuật này không chỉ giới hạn ở mức độ đó mà nó còn có thể xác định nhiều bệnh ở gan khác.

Sinh thiết khối u cho gan áp dụng cho nhiều đối tượng

Viêm gan B

Viêm gan C mãn tính

Viêm gan tự miễn

Xơ gan

Viêm đường mật xơ cứng tiền phát

Bệnh huyết sắc tố

Bệnh Wilson

Và nhiều bệnh về gan khác,…

Như vậy đủ để thấy thủ thuật sinh thiết gan này chỉ phục vụ được những người mắc bệnh về gan. Còn đối với những bệnh ngoài thì thủ thuật này còn hạn chế. Dù vậy sinh thiết gan vẫn là thủ thuật y học rất có lợi trong việc chăm sóc sức khỏe cho con người.

Những điều không mong muốn có thể gặp khi sinh thiết gan:

Sinh thiết gan là một thủ thuật khá an toàn tuy nhiên một số trường hợp có thể xuất hiện các biến chứng. Những điều không mong muốn có thể gặp là:

Đau: Đau tại vị trí sinh thiết hay gặp nhất nhưng khá nhẹ, thường kéo dài 5-20 phút (cứ 4 người có một người bị đau). Nếu bạn cảm thấy khó chịu bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc giảm đau như: nêu các thuốc đang dùng hiện với codein…

Chảy máu: chảy máu có thể xuất hiện sau sinh thiết gan (chỉ gặp 1 ca/1000-3000 người). Phần lớn các trường hợp có thể điều trị nội khoa. Nếu chảy máu nhiều có thể cần ở lại viện lâu hơn để truyền máu hay phẫu thuật cầm máu tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp.

Nhiễm trùng: rất hiếm gặp, vi khuẩn có thể vào khoang bụng hay vào máu. BS sẽ dung kháng sinh cho bạn

Tổn thương các bộ phận liền kề: rất hiếm, ví dụ như kim sinh thiết có thể chọc vào túi mật hay vào phổi trong suốt quá trình sinh thiết.

Dị ứng với Lidocain (thuốc gây tê tại chỗ): ít hơn 1/3000.

Cần phải làm gì trước khi sinh thiết gan?

Mọi người cần liệt kê ra các loại thuốc mình đang sử dụng. Danh sách thuốc gồm cả thuốc không kê đơn, vitamin, TPCN. Chú ý là phải liệt kê đầy đủ và không được bỏ sót bất cứ loại thuốc nào. Như vậy bác sĩ sẽ dễ dàng nắm bắt được tình trạng hiện tại mà bạn đang mắc phải. Từ đó bác sĩ sẽ xem xét xem có thực hiện được sinh thiết gan không.

Không được ăn uống trước khi tiến hành sinh thiết gan

Đây được xem là quy định chung đối với những bệnh nhân thực hiện thủ thuật này. Thời gian nhịn ăn, uống khoảng từ 6 đến 8 giờ. Một số người có thể ăn nhẹ nhưng không được ăn quá nhiều. Và tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có thể những yêu cầu khác.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong nội dung về sinh thiết khối u gan: Những điều cần biết. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn cái nhìn chi tiết nhất về thủ thuật phổ biến này.

6 giờ trước khi làm thủ thuật: bạn không được ăn hay uống những thức uống có màu, nếu là đồ uống không có màu như nước táo, gừng, nước lọc vẫn dùng được.

 

3 giờ trước khi làm thủ thuật: không uống bất cứ thứ gì.

Bác sĩ có thể đưa bạn vài hướng dẫn thêm cho thủ thuật này: hãy đọc một cách cẩn thận và thảo luận với bác sĩ những điều chưa hiểu rõ.

Thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng thuốc và tiền sử bệnh của bạn.

 

Một tuần trước khi làm thủ thuật:

+ Dừng uống Aspirin và các thuốc chống viêm không phải steroid như: Fendel, Voltaren, ibuprofen…Bạn vẫn có thể uống acetaminophen (Tylenol).

+ Dừng uống thảo dược và các thực phẩm chức năng khác như: dầu cá và Ginkgo.

+ Nếu bạn đang uống các thuốc chống đông máu như: Coumadin (warfarin) hay Plavix (clopidogrel), thảo luận với bác sĩ kê đơn liệu rằng bạn có thể dùng thuốc này cho đến khi làm thủ thuật (thường 5 ngày).

Một ngày trước khi làm thủ thuật:

+ Nếu bạn bị đái tháo đường: hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị liệu rằng bạn nên hay không nên uống thuốc.

+ Mang theo các thuốc mà bạn được kê đơn như thuốc hạ áp, điều chỉnh nhịp tim, thuốc giảm đau.

Trong suốt thời gian làm thủ thuật,

+ Bạn sẽ được đặt một đường truyền trên tay của bạn, đường truyền này nhằm mục đích để đưa thuốc giúp cho bạn cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình sinh thiết và điều dưỡng cũng có thể lấy máu làm xét nghiệm nếu cần.

+ Bạn cũng được theo dõi mạch, huyết áp, độ bão hòa oxy trong máu trong thời gian làm thủ thuật.

+ Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm đầu bằng với cánh tay phải để trên đầu. Sau đó bác sĩ siêu âm để tìm vị trí sinh thiết tốt nhất. Vùng da làm sinh thiết sẽ được sát trùng sạch, sau đó sẽ gây tê tại chỗ. Bạn sẽ được hướng dẫn thở trong suốt quá trình sinh thiết.

Sau khi làm thủ thuật:

+ Điều dưỡng sẽ đo mạch, huyết áp, độ bão hòa oxy trong máu và kiểm tra vị trí sinh thiết của bạn xem có bị chảy máu hay không.

+ Bạn sẽ được uống các chất lỏng nếu tình trạng của bạn ổn định. Tuy nhiên một vài người không được ăn hoặc uống trong 2 giờ sau khi làm sinh thiết. Bạn thường nằm nghỉ trên giường từ 6 -8 giờ, các hoạt động ăn uống hoặc vệ sinh được thực hiện tại giường.

+ Không uống Aspirin hay bất cứ thuốc giảm đau chống viêm như: Ibuprofen, Felden… trong một tuần sau khi sinh thiết gan trừ khi bác sĩ kê đơn. Acetaminophen (Tylenol) 2g/ngày thì có thể sử dụng. Không uống rượu cùng với các thuốc có chứa acetaminophen.

 

Chú ý liệt kê đầy đủ các loại thuốc mình đang dùng

Share this post

Trả lời

error: Content is protected !!