Tầng 3, nhà L2-9, ngõ 70 Lưu Hữu Phước Mỹ Đình, Hà Nội
Thứ 2 - Thứ 6 : 8.00 - 18.00

Blog

TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN HỆ MIỄN DỊCH CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ

Thế kỷ 21 chứng kiến nhiều thay đổi của nhân loại, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật cùng với sự tiến bộ của nền y khoa đã mang lại nhiều hy vọng mới cho căn bệnh được coi là nan y trước đây là ung thư. Tuy vậy năm 2020 là một năm đe doạ tiên lượng sống của các bệnh nhân ung thư bởi một virus chủng mới có tên là SARS-CoV-2. Vì sao đại dịch này lại trở nên nguy hiểm đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

Kháng nguyên có tính đặc hiệu. Nguồn: Internet

SARS-CoV-2 là một loại bệnh đường hô hâp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus Corona SARS-CoV-2. Chủng virus mới này được phát hiện năm 2019 nên được gọi tắt là COVID-19. Khác với các chủng virus khác, virus Corona này chủ yếu lây từ người sang người và có thể tồn tại ngoài cơ thể người, bám trên các vật dụng trong thời gian lên tới 12 tiếng. Cơ chế lây truyền của loại virus này thông qua tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn ra từ đường hô hấp của người bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp thông quá tiếp xúc với người bệnh qua đồ vật, môi trường xung quanh. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 14 ngày tuỳ theo thể trạng của người nhiễm bệnh nên việc phòng tránh và khoanh vùng người nhiễm bệnh gặp nhiều khó khăn, điều đó đồng nghĩa với nguy cơ lây nhiễm lúc nào cũng rình rập.

Như các bạn đã biết, hệ miễn dịch của cơ thể người đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn, virus… Khái niệm “suy giảm miễn dịch”để chỉ những người có hệ miễn dịch được coi là yếu hơn, suy giảm hơn hoặc kém mạnh mẽ so với những ngườI khoẻ mạnh bình thường khác. Có nhiều lý do để một người được xác định là bị suy giảm miễn dịch: do mắc các bệnh như ung thư, tiểu đường, động mạch vành, các bệnh tuổi già nói chung; suy giảm miễn dịch do thói quen sinh hoạt như hút thuốc trong thời gian dài có thể làm suy yếu chức năng miễn dịch.

Bệnh nhân ung thư là người có khả năng cao bị suy giảm miễn dịch, tuỳ thuộc vào loại ung thư và phương pháp can thiệp điều trị, tuỳ thuộc vào tình trạng, tuổi tác khi mắc ung thư. Trong thời gian điều trị, việc phẫu thuật,sử dụng các hoá chất hoặc tia xạ để tích cực tiêu diệt tế bào ung thư, tìm cách ngăn chặn quá trình di căn đến các bộ phận khác đồng thời cũng làm suy yếu các tế bào lành xung quanh. Điều này tạo điều kiện cho các tác nhân có hại xâm nhập góp phần gây suy yếu hệ miễn dịch, gây khó khăn hơn cho quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân. Nghiên cứu mới đây được các nhà khoa học Trung Quốc công bố trên tạp chí The Lancet Oncology tháng 3/2020 đề cập tới việc người bệnh ung thư có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn so với người không mắc bệnh ung thư. Đặc biệt, nguy cơ bị tổn thương miễn dịch thường cao nhất khi bệnh nhân đang trong thời gian điều trị tích cực hoặc vừa kết thúc đợt điều trị xạ trị, hoá trị, phẫu thuật… Các bác sĩ đã tìm thấy trong một số trường hợp hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có tình trạng hoạt động quá tải để chống lại sự nhiễm trùng. Phản ứng được gọi là hội chứng giải phóng cytokine, có thể gây ra những tác động tiêu cực dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng và suy nội tạng. Trước sự xâm nhập của virus, cơ thể phản ứng bằng cách tăng cường tế bào miễn dịch để khắc phục tổn thương, một khi tế bào miễn dịch bị kích thích qúa mức, chúng sẽ giết chết tất cả trên đường đi, không phân biệt virus hay mô khoẻ mạnh. Do vậy bệnh nhân càng bị tổn thương hơn bởi chính hệ miễn dịch của họ.

Ngoài ra, ám ảnh về nguy cơ lây nhiễm cũng góp phần làm suy kiệt tinh thần chiến đấu chống lại ung thư của bệnh nhân. Người bệnh có thể gặp trạng thái stress vì lo lắng khi đọc rất nhiều thông tin cảnh báo về tác động nghiêm trọng của virus COVID-COVID-19 tới bệnh nhân ung thư. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình điều trị bệnh.

Khó khăn chồng chất khó khăn, bệnh nhân ung thư vừa phải chiến đấu chống lại tác động của của khối u vừa phải tìm cách phòng chống nguy cơ lây nhiễm của COVID-19. Do vậy, biết được tác động nghiêm trọng của COVID-19 lên cơ thể người bệnh ung thư cũng là cách để phòng tránh loại virus nguy hiểm này.

Tăng cường hệ miễn dịch chính là chìa khoá dành cho bệnh nhân ung thư. Tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch vừa là để chống lại tác động của khối u, giảm nhẹ tác dụng phụ của việc điều trị, đồng thời chính là để chống lại virus COVID-19. Có rất nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch như bổ sung dinh dưỡng, vận động cơ thể với những bài tập phù hợp, sử dụng thực phẩm bổ sung giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 bệnh nhân cần tuân thủ đúng nguyên tắc được Bộ Y tế khuyến cáo như đeo khẩu trang đúng cách, vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn, tránh lui tới những nơi đông người. Đảm bảo đúng công tác phòng tránh COVID-19 cũng là cách nâng cao tinh thần của bệnh nhân, giúp bệnh nhân có thêm tự tin và suy nghĩ tích cực trong quá trình điều trị bệnh.

Source:

https://vnexpress.net/suc-khoe/benh-nhan-ung-thu-co-the-chet-som-hon-do-covid-COVID-19-4108452.html

http://benhviennamsaigon.com.vn/vn/virus-corona-tan-pha-co-the-nguoi-ra-sao-.html

http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/6258-canh-bao-virus-corona-tan-cong-toan-bo-co-the-tu-chan-len-toi-dau.html

 

Share this post

Trả lời

error: Content is protected !!