Tầng 3, nhà L2-9, ngõ 70 Lưu Hữu Phước Mỹ Đình, Hà Nội
Thứ 2 - Thứ 6 : 8.00 - 18.00

Blog

Tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân u não sau phẫu thuật

Với bệnh nhân u não, phẫu thuật vẫn được xem là phương pháp điều trị được cân nhắc đầu tiên. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật u não khác nhau và việc lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy loại u, vị trí u, tuổi và giới của bệnh nhân… Tuy nhiên, sau bất cứ một can thiệp phẫu thuật nào bệnh nhân cũng cần có thời gian hồi phục, và đây cũng được xem là giai đoạn quan trọng góp phần quyết định mức độ thành công của ca phẫu thuật đó.

 

        Hiện nay, phẫu thuật vẫn được xem là phương pháp điều trị đầu tay cho bệnh nhân u não. Bên cạnh đó là hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch v.v...

Phẫu thuật u não:

https://www.hopkinsmedicine.org/neurology_neurosurgery/centers_clinics/brain_tumor/treatment/surgery/index.html

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật lấy u khác nhau như mổ mở, mổ nội soi qua xương sàng,… Dù áp dụng cách nào thì mục tiêu của phẫu thuật cũng là loại bỏ được càng nhiều khối u càng tốt mà gây ít biến chứng nhất có thể.

Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chụp MRI và CT để các bác sĩ có thể thấy rõ nhất vị trí, kích thước khối u cũng như lựa chọn cách thức mổ. Dưới đây là một số cách thức phẫu thuật hiện nay đang được áp dụng:

        Mổ mở qua xương trán

Mổ mở qua xương trán là một phương pháp truyền thống được sử dụng để tiếp cận khối u phức tạp nằm ở thùy trước của não. Các bác sĩ cho rằng, việc loại bỏ bớt xương trán sẽ làm cho phẫu trường rộng hơn, dễ quan sát hơn để không gây ảnh hưởng nhu mô não lành. Trong quá trình mổ, xương trán sẽ được loại bỏ và sẽ được thay thế sau khi phẫu thuật.

Các loại u não có thể phẫu thuật bằng đường mổ qua xương trán bao gồm:

  • U màng não
  • U nguyên bào thần kinh

Mổ mở qua xương trán không phải là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn nhưng nó cho phép bác sĩ loại bỏ được nhiều phần khối u, nhất là những khối u phức tạp.

        Phẫu thuật mổ mở qua đường lông mày:

Trong phẫu thuật qua đường lông mày, các bác sĩ sẽ tạo ra một vết rạch nhỏ bên theo đường lông mày để tiếp cận các khối u ở phía trước của não hoặc xung quanh tuyến yên. Cách tiếp cận này được sử dụng thay cho phẫu thuật nội soi khi khối u rất lớn hoặc gần với các dây thần kinh thị giác hoặc các động mạch quan trọng.

Phẫu thuật qua đường lông mày có các ưu điểm:

  • Ít đau hơn mổ mở qua xương trán
  • Phục hồi nhanh hơn
  • Sẹo rất nhỏ, rất thẩm mỹ

Các loại khối u não được điều trị theo cách này:

  • U nang bã nhờn Rathke
  • Khối u vùng nền sọ
  • Một số loại u tuyến yên

  Phẫu thuật mở lỗ nhỏ (Phẫu thuật sọ Keyhole)

Đây là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ các khối u não. Phẫu thuật này cho phép loại bỏ các khối u nền sọ qua một vết rạch nhỏ phía sau tai, sau đó tiếp cận vào tiểu não và não.

Các loại khối u não được điều trị bằng phẫu thuật mở lỗ nhỏ:

  • Các tế bào thần kinh vùng tiền đình ốc tai
  • U màng não
  • Ung thư di căn não hoặc khối u cột sống
  • Khối u nền sọ

  Phẫu thuật nội soi:

Nội soi là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Thay vì phải mở những mô não lớn với các phương pháp phẫu thuật mổ mở thì với phương pháp này, bác sĩ chỉ cần mở 2-3cm ở vùng đầu hoặc qua các lỗ tự nhiên (như mũi) là đã có thể can thiệp được khối u lớn trong não.

Phẫu thuật nội soi có một số ưu điểm nổi bật so với phẫu thuật mổ mở như sau:

  • Tiếp cận các vùng não không thể tiếp cận được bằng phẫu thuật truyền thống
  • Không tì đè vào các cấu trúc não lành, mạch máu, dây thần kinh
  • Loại bỏ khối u mà không cắt hoặc làm hại các phần khác của hộp sọ
  • An toàn, ít biến chứng và di chứng

Các loại u não được điều trị bằng phẫu thuật nội soi:

  • Khối u vùng giác mạc
  • Khối u tuyến yên
  • U nang bã nhờn Rathke
  • U nền sọ tầng sau
  • Khối u não thất

Các biến chứng trong và sau mổ:

http://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/brain-tumours/treatment/surgery/recovering

Phẫu thuật là phương pháp điều trị có khả năng gặp rủi ro, đặc biệt là phẫu thuật ở vùng não. Không ai có thể dám chắc một ca phẫu thuật sẽ thành công hoàn toàn, kể cả với các bác sĩ có tay nghề giỏi nhất. Điều quan trọng là người bệnh phải hiểu rõ nguy cơ gặp các biến chứng đó của mình, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể gặp phải trong và sau khi phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật não, bệnh nhân có thể cảm thấy các triệu chứng nặng hơn trước đây. Điều này có thể gây thất vọng cho họ và khiến họ suy sụp nếu không hiểu rõ về nguyên nhân và tình trạng bệnh. Cơ thể cần thời gian để hồi phục và các biến chứng có thể giảm dần sau này. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp khi phẫu thuật u não:

  • Phù não (bác sĩ điều trị sẽ theo dõi chặt chẽ nguy cơ biến chứng này)
  • Yếu liệt
  • Mất thăng bằng
  • Chóng mặt
  • Thay đổi tính cách tạm thời
  • Chậm, lẫn
  • Có vấn đề về giọng nói
  • Co giật

Các triệu chứng này có thể tệ hơn lúc trước phẫu thuật, thậm chí còn có thể xuất hiện các triệu chứng không có trước đây, tuy nhiên chúng thường sẽ giảm dần theo sự phục hồi sau phẫu thuật.

Phẫu thuật và hậu phẫu thuật sẽ là một giai đoạn khó khăn cho bệnh nhân và người nhà bởi nỗi lo lắng rằng liệu ca phẫu thuật có thành công hay không. Nhưng đừng lo, các triệu chứng thường sẽ giảm dần và biến mất khi bệnh nhân hồi phục. Điều mà bệnh nhân cần là thời gian và các biện pháp tăng cường sức khỏe sau phẫu thuật. Đối với một số bệnh nhân, các biến chứng có thể khỏi hoàn toàn và bệnh nhân quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Các biện pháp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân sau phẫu thuật u não:

Như đã nói ở trên, người bệnh cần thời gian để hồi phục. Mỗi người có thể trạng khác nhau nên thời gian hồi phục nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ vốn có của người bệnh. Trong thời gian chờ hồi phục, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp sau để quá trình hồi phục nhanh và hiệu quả hơn:

Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng:

Các bài tập vật lí trị liệu phục hồi chức năng được tiến hành ngay sau khi bệnh nhân có thể vận động được. Những di chứng như yếu liệt, có vấn đề về lời nói, hay chậm lẫn có thể hồi phục nhờ biện pháp này. Giai đoạn đầu của quá trình này sẽ cần có sự hướng dẫn đúng cách từ bác sĩ phục hồi chức năng. Về sau người thân của bệnh nhân có thể giúp đỡ bệnh nhân thực hiện tại nhà. Các bài tập vận động tăng cơ lực, bài tập luyện thần kinh giúp bệnh nhân dần lấy lại các chức năng đã mất.

Chế độ ăn uống hợp lý:

Trong giai đoạn hồi sức, chế độ ăn của bệnh nhân phải được các bác sĩ dinh dưỡng quản lý. Một số dưỡng chất cần bổ sung trong quá trình điều trị và phục hồi sau phẫu thuật não thường là omega 3, protein có nguồn gốc từ thịt trắng (thịt gà, cá)… Các acid béo omega 3 là cơ sở để phục hồi tế bào não. Omega 3 có nhiều trong cá, dầu cá, súp lơ, trứng… Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung vitamin. Khi chế biến thức ăn cho bệnh nhân cần đảm bảo sự cân bằng giữa tinh bột, protein, chất béo cũng như đảm bảo các món ăn mềm, dễ nhai, nuốt, hợp khẩu vị của bệnh nhân.

Chế độ ăn giàu omega 3 giúp bệnh nhân phục hồi tốt sau phẫu thuật u não

Nên tránh các đồ ăn nhiều chất béo no như mỡ động vật, phủ tạng động vật. Tuyệt đối tránh các đồ uống có cồn và tránh hút thuốc lá vì chúng phá hủy tế bào thần kinh rất nhiều.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh:

Dành mỗi ngày ít nhất 30 phút để luyện tập hít sâu thở chậm. Bệnh nhân có thể tập thiền, tập yoga. Phương pháp tập thở này giúp tăng lượng oxy vào máu và vào não, giúp các tế bào não hồi phục nhanh hơn. Tránh hoạt động quá sức, không dùng các thiết bị điện tử quá 2h liên tục, không nên căng thẳng, stress; tập thư giãn cho bản thân. Nghe nhạc cổ điển là một phương thức rất hiệu quả để giúp bệnh nhân thư giãn cũng như giúp cải thiện chức năng tế bào thần kinh.

Tăng cường hệ miễn dịch:

Sau khi mổ, dù cho khối u có được loại bỏ hoàn toàn thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát ung thư. Vậy nên, bệnh nhân cần tăng cường hệ miễn dịch để giảm thiểu nguy cơ hoạt động trở lại của tế bào ung thư còn sót lại. Bên cạnh chế độ ăn hợp lý và lối sống lành mạnh, người bệnh nên bổ sung thêm các chất chứa nhiều hoạt chất beta-glucan (β -Glucan). Hoạt chất này có vai trò tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, kích thích cơ thể tạo ra nhiều tế bào miễn dịch (tế bào bạch cầu, tế bào sát thủ tự nhiên NK…). Hoạt chất này thường tồn tại dưới dạng phổ biến là cellulose của thực vật, vỏ cám của hạt ngũ cốc, thành tế bào của nấm men, nấm và vi khuẩn. Một số loại β-Glucan được sử dụng như chất dinh dưỡng như hợp chất tạo mịn và chất sơ hòa tan, tuy nhiên lại có thể bị biến đổi trong trong quá trình đun sôi. Hiện nay, hàm lượng lớn β-Glucan được tìm thấy trong loại nấm Vua tại Brazil hay còn gọi là nấm King Agaricus. Hàm lượng β-Glucan trong nấm King Agaricus có thể lên tới 12,4g/100g nấm khô. Đây là hàm lượng β-Glucan rất lớn có trong nấm được tìm thấy và nghiên cứu. Thực phẩm chức năng KingAgaricus100 chiết xuất từ nấm Agaricus Blazei Murill chứa hàm lượng β-Glucan lớn có tác động mạnh mẽ đến hệ miễn dịch, làm tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch đặc biệt là tế bào NK – loại tế bào đặc biệt chuyên tìm và diệt tế bào ung thư. Nhờ vào cơ chế này, khối u bị hạn chế mức độ di căn cũng như bị thu nhỏ về kích thước do bị các tế bào miễn dịch phát hiện và tiêu diệt. Hơn nữa β-Glucan là hoạt chất vô hại khi đi vào cơ thể, không gây các các phản ứng miễn dịch, không gây tác dụng phụ nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Đối với bệnh nhân phẫu thuật nói chung và bệnh nhân phẫu thuật u não nói riêng, việc tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường thể trạng là vô cùng quan trọng. Không chỉ sau khi tiến hành phẫu thuật bệnh nhân mới cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà việc này cần được lưu ý ngay cả trước khi mổ. Việc bổ sung dưỡng chất, tăng đề kháng cho cơ thể trước khi phẫu thuật là giúp bệnh nhân có hệ miễn dịch tốt, đẩy nhanh quá trình phục hồi sau phẫu thuật, cơ thể nhanh chóng bù đắp lượng lớn tế bào lành mất đi trong quá trình phẫu thuật, giảm tác dụng phụ của các loại thuốc sử dụng trong và sau khi phẫu thuật.

Share this post

Trả lời

error: Content is protected !!